Phát hiện IVIG không tác dụng trong điều trị ung thư máu ở trẻ sơ sinh

Trong một nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu, các nhà khoa học làm việc tại Đại học Sydney, Úc đã kết luận rằng: việc sử dụng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) trong điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là một phương pháp điều trị tốn kém và không hiệu quả.

Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.

Nhóm các nhà khoa học nghiên cứu Liệu pháp miễn dịch Trẻ sơ sinh Quốc tế ( INIS ), đã tiến hành điều tra việc sử dụng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) trong điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở hơn 3000 trẻ em từ các khoa hồi sức cho trẻ sơ sinh trên phạm vi toàn cầu.

Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine, số ra ngày 30 tháng 9 năm 2011.

Trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã kết luận rằng: tỷ lệ tử vong hoặc tàn tật nặng ở trẻ sơ sinh mắc bệnh nhiễm trùng máu là 39%, trong những trường hợp vốn nghi ngờ hoặc được chứng minh đã điều trị sử dụng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) – bằng với tỉ lệ tử vong hoặc tàn tật nặng như trong các trường hợp mà bệnh nhân được điều trị bằng giả dược.

Trẻ sơ sinh có mức độ thấp của các kháng thể chống lại nhiễm trùng, được gọi là globulin miễn dịch. Nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng: sử dụng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) trong điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh, một sản phẩm máu người được chiết xuất từ ​​máu hiến tặng, có thể làm giảm một nửa số trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh, theo giáo sư William Tarnow-Mordi, Giám đốc các Thử nghiệm điều trị trẻ sơ sinh tại Trung tâm thử nghiệm lâm sàng NHMRC Đại học Sydney, Úc và là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu trẻ sơ sinh WINNER.

Phát hiện IVIG không tác dụng trong điều trị ung thư máu ở trẻ sơ sinh

Giáo sư Tarnow-Mordi, trưởng nhóm nghiên cứu tại Úc cho biết thêm: "Trong khi một số chuyên gia y tế thường xuyên khuyến cáo nên sử dụng IVIG để điều trị cho trẻ sơ sinh bị nghi ngờ mắc bệnh nhiễm trùng máu, thì những người khác lại chờ đợi các kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu INIS".

Điều trị bằngglobulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) thì tốn kém và nguồn cung cấp thì lại hạn chế. Phương pháp điều trị này đòi hỏi đáng kể thời gian và công sức để quản lý, với rủi ro gia tăng của tình trạng quá tải dịch truyền hoặc nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm trong thời gian trẻ nằm viện.

‘Kết quả của nghiên cứu giúp khẳng định những nghi ngờ về tính hữu dụng của việc sử dụng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) trong điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh. Thay vì sử dụng IVIG ở trẻ sơ sinh,chúng ta có thể dành nguồn tài nguyên quý giá cho việc điều trị cho các đối tượng bệnh nhân khác hiệu quả hơn".

Phó Giáo sư John Ziegler, Chủ tịch của Hội Y Tế NSW nhóm người sử dụng IVIG, cho biết: "Các thành viên của Nhóm các nhà khoa học nghiên cứu Liệu pháp miễn dịch Trẻ sơ sinh Quốc tế (INIS) đã đạt thành tựu lớn trong nghiên cứu này. Điều này đã góp phần khuyến khích những nhà nghiên cứu khác tiếp tục theo đuổi nghiên cứu về tính hiệu quả và chi phí của việc sử dụng IVIG trong việc điều trị các căn bệnh khác, nơi mà vai trò cho IVIG còn chưa được khẳng định".

Giáo sư Warwick Anderson, Giám đốc điều hành của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa và Sức khỏe Quốc gia, nói thêm: "Nghiên cứu Liệu pháp miễn dịch Trẻ sơ sinh Quốc tế minh họa tầm quan trọng của nghiên cứu chất lượng cao mang lại sự tin cậy cho các thử nghiệm điều trị lâm sàng ở tất cả nhóm tuổi".

Hơn 40% trẻ sơ sinh tham gia thử nghiệm này đã được tuyển chọn trong các khoa hồi sức cho trẻ sơ sinh tại Úc hoặc New Zealand, phối hợp thông qua Trung tâm Nghiên cứu thử nghiệm điều trị lâm sàng Hội đồng Nghiên cứu Y khoa và Sức khỏe Quốc gia Đại học Sydney, Úc.

Trên phạm vi toàn cầu, các thử nghiệm phối hợp với Khoa dịch tễ học chu kỳ sinh sản Quốc gia, tại Đại học Oxford, Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi giáo sư Peter Brocklehurst.

Nghiên cứu này nhận được tài trợ bởi: Hội đồng Nghiên cứu Y khoa và Sức khỏe Quốc gia Úc, với sự tài trợ bổ sung bởi Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Anh và Hội đồng Nghiên cứu Y tế New Zealand. Nguồn cung cấp IVIG tại Úc là từ nguồn dự trữ máu của Hội Chữ thập đỏ Úc và được tài trợ bởi chính phủ Úc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News