Phát hiện loài cá mập 324 triệu tuổi "sinh ra từ cõi chết" ở Mỹ

Loài cá mập bí ẩn đã trỗi dậy từ thế giới chết chóc sau đại tuyệt chủng kỷ Devon, với cấu trúc giải phẫu hoàn toàn kỳ lạ so với cá mập hiện đại.

Theo Sci-News, loài cá mập kỳ lạ được đặt tên là Cosmoselachus mehling. Nó là một trong nhiều loài cá mập hóa thạch được bảo tồn tốt từ Hệ tầng đá phiến Fayetteville, trải dài từ phía Đông Nam bang Oklahoma đến Tây Bắc bang Arkansas nước Mỹ.

Phát hiện loài cá mập 324 triệu tuổi sinh ra từ cõi chết ở Mỹ
Loài cá mập hoàn toàn mới của kỷ Than Đá - (Ảnh đồ họa: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN MỸ)

Được khai quật ở khu vực bang Arkansas, nó đã ngủ yên trong phiến đá có niên đại lên tới 326 triệu năm, tức từ kỷ Than Đá.

Như vậy, con cá mập này thuộc về lớp sinh vật "sinh ra từ cõi chết", trỗi dậy và chiếm giữ các hốc sinh thái bị bỏ trống sau đại tuyệt chủng cuối kỷ Devon trước đó.

Phát hiện loài cá mập 324 triệu tuổi sinh ra từ cõi chết ở Mỹ
Các phần của hóa thạch được thu thập - (Ảnh: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN MỸ)

Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà cổ sinh vật học của Đại học Bách khoa bang California, Cosmoselachus mehling là một loài cá mập hoàn toàn mới và cũng thuộc một chi mới.

Thời điểm nó tồn tại là lúc các đại dương cổ xưa tồn tại rất nhiều loài cá sụn với sự đa dạng hình thái đáng kinh ngạc, bao gồm tất cả các cấu trúc giải phẫu kỳ lạ mà chúng ta không thấy ở cá mập hiện đại.

Thật ra mẫu hóa thạch của nó đã được thu thập từ những năm 1970 bởi các giáo sư Royal và Gene Mapes của Đại học Ohio (Mỹ), tuy nhiên vào thời điểm đó giới khoa học chưa nhận ra đó là một loài mới.

Trong lần nghiên cứu mới này, các nhà cổ sinh vật học đã chụp CT và tái tạo lại mẫu vật bằng kỹ thuật số, từ đó mô tả tinh vi từng mảnh sụn nhỏ.

Sau khi ráp chúng lại và đối chiếu với các loài cá sụn sơ khai khác, họ nhận ra đó là một thứ hoàn toàn khác biệt.

Loài mới này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu sự tiến hóa của một nhóm bí ẩn liên kết giữa cá mập và cá chuột (ratfish) ngày nay.

Loài mới này có đặc điểm chủ yếu giống cá mập, nhưng có những mảnh sụn dài tạo thành nắp mang, thứ chỉ thấy ở cá chuột ngày nay.

Vì vậy, nó rất có thể thuộc về một nhánh tổ tiên chung giữa hai loài này, cũng như góp phần giúp giải thích nguồn gốc và một giai đoạn quan trọng trong cây gia phả của các loài cá mập - một trong những dòng dõi tồn tại lâu đời nhất trên hành tinh.

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Geodiversitas.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chiếc đèn dầu được binh lính La Mã dùng cách đây 1.600 năm được phát hiện bởi một học sinh

Chiếc đèn dầu được binh lính La Mã dùng cách đây 1.600 năm được phát hiện bởi một học sinh

Chiếc đèn được những binh lính sử dụng vào ban đêm khi đóng quân tại pháo đài Mezad Tzafir có từ cuối thời kỳ La Mã trên đèo Scorpions Ascent, phía Đông sa mạc Negev.

Đăng ngày: 29/03/2024
Phục dựng chân dung nhà thiên văn học Copernicus

Phục dựng chân dung nhà thiên văn học Copernicus

Lần đầu tiên sau hơn 400 năm, các nhà nghiên cứu có thể dựng lại gương mặt của cha đẻ thuyết nhật tâm dựa vào một hộp sọ ở Ba Lan.

Đăng ngày: 28/03/2024
Vì sao người tiền sử biến mất, người hiện đại phát triển tới ngày hôm nay?

Vì sao người tiền sử biến mất, người hiện đại phát triển tới ngày hôm nay?

Con người ngày nay thống trị thế giới, trong khi họ hàng gần nhất của chúng ta là người Neanderthal lại tuyệt chủng. Câu trả lời đáng ngạc nhiên, hoàn toàn không phải do trí thông minh.

Đăng ngày: 28/03/2024
Phát hiện tàn tích gây choáng váng của sinh vật 3,5 tỉ tuổi

Phát hiện tàn tích gây choáng váng của sinh vật 3,5 tỉ tuổi

Thế giới bí ẩn 3,5 tỉ năm trước với những sinh vật sống sơ khai nhất hành tinh trên một siêu lục địa đã mất vừa được " vén màn".

Đăng ngày: 28/03/2024
Phát hiện bến cảng 2.400 tuổi chôn vùi dưới Biển Đen

Phát hiện bến cảng 2.400 tuổi chôn vùi dưới Biển Đen

Cuộc khai quật dưới nước đầu tiên ở biển Đen đã tiết lộ tàn tích của Kerpe, một bến cảng trù phú suốt các thời kỳ La Mã, Byzantine và Genoa.

Đăng ngày: 27/03/2024
Khai quật 63 ngôi mộ cổ, hé lộ tục hỏa táng thời kỳ đồ đá mới

Khai quật 63 ngôi mộ cổ, hé lộ tục hỏa táng thời kỳ đồ đá mới

Các nhà khảo cổ ở Pháp đã khai quật một địa điểm thời kỳ đồ đá mới chứa 63 ngôi mộ và hàng trăm công trình kiến trúc cũng như hiện vật sở hữu của con người trong khoảng 4.000 năm.

Đăng ngày: 26/03/2024
Bộ xương 6.000 năm tuổi lộ ra khi khởi công nhà máy chip

Bộ xương 6.000 năm tuổi lộ ra khi khởi công nhà máy chip

Nhà máy bán dẫn mới trị giá hàng tỷ USD của Intel ở Đức đã giúp các nhà khảo cổ tìm thấy 2 ngôi mộ thời tiền sử từ lễ hiến tế con người.

Đăng ngày: 26/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News