Phát hiện loài giáp xác mới tại nơi nóng nhất Trái đất

Các nhà sinh vật học tìm thấy một loài giáp xác nước ngọt chưa từng được mô tả trong chuyến thám hiểm sa mạc Lut ở Iran.

Loài mới được xác định thuộc chi Phallocryptus mà trong đó chỉ bao gồm 4 loài giáp xác sinh sống tại các vùng khô hạn và bán khô hạn. Tiến sĩ Hossein Rajaei từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên bang Stuttgart của Đức và Tiến sĩ Alexander V Rudov từ Đại học Tehran của Iran đã tình cờ phát hiện sinh vật trong nỗ lực tìm hiểu hệ sinh thái, đa dạng sinh học và địa mạo tại sa mạc Lut.

Nhóm nghiên cứu đặt tên cho loài mới là Phallocryptus fahimii để vinh danh nhà sinh vật học bảo tồn Hadi Fahimi, người đã tham gia chuyến thám hiểm vào năm 2017 và không may qua đời trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 2018.

P. fahimii được phát hiện trong một hồ nước ngọt theo mùa ở phía nam sa mạc. Nó có hình thái tổng thể và đặc điểm di truyền khác biệt so với tất cả các loài Phallocryptus đã biết trước đây.

Phát hiện loài giáp xác mới tại nơi nóng nhất Trái đất
Loài giáp xác nước ngọt mới được phát hiện trên sa mạc Lut. (Ảnh: M. Pallmann SMNS/Pallmann).

"Trong chuyến thám hiểm đến nơi khắc nghiệt như sa mạc Lut, bạn phải luôn cảnh giác, đặc biệt là khi tìm thấy nước. Việc phát hiện loài giáp xác mới trong môi trường khô và nóng như thiêu đốt thực sự là một khám phá bất ngờ", Rajaei nhấn mạnh trong bài đăng trên tạp chí Zoology in the Middle East.

Theo Tiến sĩ Martin Schwentner, chuyên gia về giáp xác từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna của Áo, đồng tác giả của nghiên cứu, các loài Phallocryptus có thể sống sót qua hàng thập kỷ trong lớp trầm tích khô và khi mùa mưa đến, chúng hồi sinh mạnh mẽ tại các hồ nước theo mùa.

"Phallocryptus thích nghi hoàn hảo với môi trường sa mạc. Việc chúng có thể sống sót ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc Lut càng làm nổi bật khả năng sinh tồn của chi giáp xác này", Schwentner chia sẻ.

Lut hay Dasht-e Lut là sa mạc lớn thứ hai ở Iran và được được mệnh danh là nơi nóng nhất trên Trái đất. Nó có diện tích lên tới 51.800km2 và hiện nắm giữ kỷ lục về nhiệt độ bề mặt cao nhất từng được ghi nhận. Dựa trên các phép đo vệ tinh từ năm 2006, NASA báo cáo nhiệt độ bề mặt của sa mạc có thời điểm đạt 80,3°C. Lượng mưa trung bình năm tại đây không vượt quá 30mm.

Dasht-e Lut hầu như không có thảm thực vật. Các hồ nước không thường xuyên được lấp đầy nên hệ sinh vật thủy sinh cũng rất hạn chế. Phần lớn sa mạc được mô tả là một vùng phi sinh học.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?

Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Đăng ngày: 07/09/2020
Khoảnh khắc thú vị: Cá sấu bố cõng trăm con trên lưng

Khoảnh khắc thú vị: Cá sấu bố cõng trăm con trên lưng

Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Dhritiman Mukherjee ghi lại khoảnh khắc thú vị này ở Khu bảo tồn Quốc gia Chambal của Ấn Độ.

Đăng ngày: 06/09/2020
Cuộc sống vương giả của chú bò 70 tỷ đồng

Cuộc sống vương giả của chú bò 70 tỷ đồng

Chú bò 70 tỷ đồng có một cuộc sống vương giả không kém bất kỳ richkid nào khiến cư dân mạng không khỏi trầm trồ.

Đăng ngày: 05/09/2020
Kinh hãi cảnh kéo con rắn 1,2m từ cổ họng một phụ nữ Nga

Kinh hãi cảnh kéo con rắn 1,2m từ cổ họng một phụ nữ Nga

Một con rắn dài 1,2m được các nhân viên y tế kéo ra khỏi cổ họng của một phụ nữ người Nga.

Đăng ngày: 05/09/2020
Chó và mèo nhìn thấy thế giới như thế nào?

Chó và mèo nhìn thấy thế giới như thế nào?

Những giác quan khác của chúng đã giúp bù đắp cho một sự thật là chúng không thể thấy được một số màu sắc nhất định.

Đăng ngày: 03/09/2020
Chó biết hát tái xuất hiện ở New Guinea sau 50 năm được cho là tuyệt chủng

Chó biết hát tái xuất hiện ở New Guinea sau 50 năm được cho là tuyệt chủng

Loài chó phát ra âm thanh giống cá voi lưng gù biến mất trong thời gian dài ở vùng cao nguyên New Guinea, nhưng được tìm thấy ở nửa kia của hòn đảo.

Đăng ngày: 03/09/2020
Thả cua, tôm hùm vào nước sôi, bạn có biết chúng đau đớn như thế nào?

Thả cua, tôm hùm vào nước sôi, bạn có biết chúng đau đớn như thế nào?

Bị luộc sống là cái kết hãi hùng với bất kỳ loài sinh vật nào, nhưng suốt hàng thế kỷ qua, con người vẫn luộc sống tôm hùm vì cho rằng chúng không hề cảm thấy đau.

Đăng ngày: 01/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News