Phát hiện loài tắc kè mới "giống rồng" tại Australia
Australia gần đây phát hiện loài tắc kè mới "trông giống con rồng nhỏ" với chiếc đuôi có hình lá trên một hòn đảo không có người sinh sống ở Queensland.
Phó giáo sư Conrad Hoskin - nhà sinh vật học tại Đại học James Cook - đã tình cờ bắt gặp loài thằn lằn này trong chuyến khảo sát kéo dài 4 ngày trên đảo Scawfell cách thành phố Mackay phía bắc Queensland khoảng 50 km, Guardian đưa tin.
Nhà sinh vật học trên cạn Conrad Hoskin bắt gặp loài tắc kè mới trong chuyến khảo sát 4 ngày ở đảo Scawfell. (Ảnh: Conrad Hoskin).
“Thật thú vị! Giấc mơ của mọi nhà sinh vật học là tìm ra một loài mới”, ông nói.
Vị phó giáo sư đặt tên con tắc kè là Phyllurus fimbriatus, tắc kè đuôi lá đảo Scawfell. Trong bài báo đăng trên tạp chí Zootaxa, sinh vật này có chiều dài khoảng 15cm tính từ mũi đến đuôi.
“Nó có hoa văn thực sự khác biệt và khuôn mặt có mỏ lớn đẹp đẽ. Nó trông giống một con rồng nhỏ vậy”, ông Hoskin mô tả.
Ông Hoskin phát hiện khoảng 30 mẫu vật trong quá trình khảo sát, ước tính loài tắc kè mới này phân bố trên khu vực chưa đến một km2. “Nó chỉ xuất hiện ở những nơi ẩm ướt và nhiều đá nhất ở Scawfell”, nhà sinh vật học chia sẻ.
Ông nói thêm loài tắc kè này có thể trú ẩn dưới đá vào ban ngày và xuất hiện vào ban đêm để săn côn trùng, nhện và loài tắc kè nhỏ hơn.
Ông Hoskins cũng cho rằng tắc kè đuôi lá đảo Scawfell có thể là một trong những loài động vật có xương sống mới cuối cùng được tìm thấy ở Australia, khi nước này đã trải qua quá trình khám phá đời sống tự nhiên khá toàn diện.
Công viên quốc gia Quần đảo Nam Cumberland chịu trách nhiệm bảo vệ tắc kè đảo Scawfell. Tuy nhiên, loài này vẫn đối mặt với các mối đe dọa tiềm ẩn, như hỏa hoạn hoặc cạnh tranh với các loài xâm lấn.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái
Năm 2022 quả là 1 năm đáng nhớ cho những phát hiện lớn về cơ quan sinh dục ở giống cái, kể cả ở động vật và con người.

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.
