Phát hiện mới gây choáng váng: Lợn có thể thở bằng "mông"
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh được các loài động vật có vú như lợn chuột… có khả năng hấp thụ oxy qua đường hậu môn.
Theo hãng tin AFP, lấy cảm hứng từ việc tìm hiểu cơ chế thở bằng hệ thống tiêu hóa của một số sinh vật biển trong trường hợp khẩn cấp, các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo đã chứng minh điều tương tự cũng đúng trong các thí nghiệm đối với chuột và lợn.
Trực tràng lợn có thể hấp thụ oxy qua các mạch máu nhỏ ngay bên dưới bề mặt niêm mạc.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Med vào ngày 14/5.
Các nhà khoa học cho hay kết quả có thể áp dụng cho những người gặp tình trạng bị suy hô hấp trong trường hợp không có sự hỗ trợ của máy thở hoặc máy thở không hiệu quả. Đối với động vật bậc cao, quy trình hô hấp bao gồm việc hít thở khí oxy và bài tiết CO2 được thực hiện qua phổi hoặc mang.
Tuy nhiên, ở một số loài, cơ chế hấp thụ oxy thay thế đã có phần tiến hóa. Cụ thể như cá da trơn, hải sâm và nhện dệt hình cầu cũng có thể sử dụng hậu môn để cung cấp oxy cho cơ thể trong trường hợp khẩn cấp.
Phương pháp này được gọi là hô hấp qua đường hậu môn hoặc EVA.
Tác giả chính của nhóm nghiên cứu ông Ryo Okabe cho biết: “Trực tràng có một mạng lưới các mạch máu nhỏ ngay bên dưới bề mặt niêm mạc. Điều này có nghĩa là các loại thuốc được đưa qua hậu môn sẽ dễ dàng hấp thụ vào máu”.
Cơ chế này khiến nhóm nghiên cứu nghĩ đến câu hỏi liệu rằng oxy có thể hấp thụ vào máu tương tự.
Để trả lời câu hỏi, các nhà khoa học quyết định thực hiện thí nghiệm trên chuột và lợn đang bị suy hô hấp bằng hai phương pháp: đưa oxy ở dạng khí và truyền một loại thuốc xổ có chứa oxy vào trực tràng.
Các nhà nghiên cứu còn cọ xát trực tràng để gây viêm và tăng lưu lượng máu giúp cải thiện hiệu quả cung cấp oxy. Việc cung cấp oxy ở dạng khí và dạng lỏng qua đường trực tràng đã giúp động vật bình thường hóa hành vi và kéo dài thời gian sống của chúng.
Nhóm nghiên cứu cũng xác nhận sự cải thiện trong quá trình oxy hóa ở cấp độ tế bào bằng một phương pháp gọi là hóa mô miễn dịch. Họ nói thêm một lượng nhỏ chất lỏng được hấp thụ cùng với oxy không gây hại và không phá vỡ vi khuẩn đường ruột, chứng minh phương pháp này là an toàn.
Đồng tác giả Takanori Takebe giải thích thêm: “Bệnh nhân bị suy hô hấp có thể được hỗ trợ oxy bằng phương pháp này để giảm tác động tiêu cực của việc thiếu oxy trong khi tình trạng cơ bản đã được điều trị. Bên cạnh đó, kỹ thuật này có thể đóng một vai trò quan trọng trong trường hợp thiếu máy trợ thở, nhất là trong đại dịch Covid-19 như hiện nay".

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
