Phát hiện "mùi lạ" trên tàu vũ trụ chở hàng lên ISS
Các nhà du hành vũ trụ Nga trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã phải đóng tạm thời một mô đun sau khi phát hiện "mùi lạ" từ tàu vũ trụ chở hàng Progress 90.
Sự cố xảy ra cuối tuần qua. Trong một tuyên bố gửi CNN, NASA cho biết mùi này, cùng với "những giọt chất lỏng" mà các nhà du hành vũ trụ quan sát được, có thể là kết quả của hiện tượng "thoát khí từ các vật liệu bên trong tàu vũ trụ Progress của Nga".
Tàu vũ trụ chở hàng Progress 90 của Nga mang theo gần 3 tấn thực phẩm, nhiên liệu và vật tư - (Ảnh: NASA+).
"Thoát khí" là hiện tượng có thể xảy ra khi các vật thể nhân tạo rời khỏi lớp khí quyển bảo vệ của Trái đất và bước vào môi trường không gian đầy bức xạ, nơi nhiệt độ có thể dao động từ 121 độ C đến âm 158 độ C.
Theo Kelly O. Humphries - người phụ trách tin tức tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA ở Houston, các "vật liệu" có khả năng thoát khí mà NASA đề cập đến nằm bên trong tàu Progress và không liên quan đến nhiên liệu.
Sau khi các nhà du hành vũ trụ Nga phát hiện ra mùi lạ, họ đã đóng cửa nắp nối của mô đun Poisk với phần còn lại của trạm vũ trụ. Sau đó, các kiểm soát viên bay dưới mặt đất "kích hoạt thiết bị lọc không khí" của trạm.
"Không có mối lo ngại nào đối với phi hành đoàn", theo Humphries.
Tàu Progress lên đến ISS sau khi được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan vào ngày 21-11, mang theo "gần 3 tấn thực phẩm, nhiên liệu và vật tư". Nó sử dụng một loại nhiên liệu gọi là unsymmetric-dimethylhydrazine và chất oxy hóa nitrogen tetroxide. Cả hai đều cực kỳ độc hại đối với con người.
Mặc dù mùi lạ xảy ra trong thời gian ngắn, nó cũng gây lo ngại cho các chuyên gia, nhất là sau khi các sự cố rò rỉ từng được ghi nhận trên mô đun Zvezda của Nga.
Phía NASA hy vọng sẽ tiếp tục vận hành ISS cùng với 4 cơ quan đối tác ít nhất đến năm 2030, gồm Roscosmos (Nga), Cơ quan Vũ trụ Canada, Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản.
Tuy nhiên, các quan chức Nga chưa cam kết tiếp tục hợp tác trên trạm vũ trụ sau năm 2028 và có khả năng sẽ không đưa ra câu trả lời chắc chắn cho đến ít nhất năm 2025, theo một báo cáo gần đây từ Văn phòng Tổng thanh tra của NASA.

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét
Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới
Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.
