Phát hiện nghĩa địa xương động vật từ kỷ Băng hà tại Anh
Các nhà khoa học Anh công bố phát hiện bộ sưu tập xương động vật có vú trong một hang động ở tây nam đất nước.
Các mảnh xương được tìm thấy trong quá trình xây dựng khu định cư mới ở thị trấn Sherford, hạt Devon, mang đến cái nhìn thoáng qua về một hệ sinh thái cổ đại từ 30.000 đến 60.000 năm trước trong Kỷ Băng hà cuối cùng, Heritage Daily hôm 6/2 đưa tin.
Nhóm nghiên cứu từ công ty khảo cổ Orion Heritage và AC Archaeology đã khai quật được số lượng lớn răng nanh, răng hàm, xương hàm, hộp sọ và các mảnh xương khác của một loạt động vật có vú - bao gồm voi ma mút lông mượt, tê giác lông mượt, chó sói, linh cẩu, ngựa, tuần lộc, thỏ núi, chuột chù và cáo đỏ - trong cùng hang động.
Mảnh xương hàm vẫn còn giữ được một số răng của voi ma mút lông mượt. (Ảnh: AC Archaeology)
Quá trình phân tích sau khai quật trong phòng thí nghiệm vẫn đang được tiến hành và người ta dự đoán rằng sẽ có thêm những loài động vật có vú nhỏ khác được xác định trong bộ sưu tập xương quý hiếm này.
Các nhà khoa học không chắc chắn liệu tất cả động vật được tìm thấy trong hang có tồn tại trong cùng một khoảng thời gian và địa điểm hay không. Một giả thuyết cho rằng một số loài đã không may bị rơi xuống hố và không thể thoát ra, trong khi những loài săn mồi và ăn xác thối khác lần theo sau và gặp số phận tương tự. Cũng có khả năng các con vật chết ở nơi khác, sau đó xương của chúng trôi vào khu vực theo thời gian.
Hộp sọ gần như nguyên vẹn của một con sói. (Ảnh: AC Archaeology)
"Đây là một khám phá quan trọng có ý nghĩa quốc gia. Việc tìm thấy bộ sưu tập xương đa dạng như vậy ở Devon cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về các loài động vật đã lang thang ở Vương quốc Anh trong thời kỳ Băng hà cách đây hàng chục nghìn năm, cũng như giúp hiểu rõ hơn về môi trường và khí hậu vào thời điểm đó. Chúng tôi rất vui mừng vì phần lịch sử quan trọng này sẽ được lưu giữ cho các thế hệ mai sau", Duncan Wilson, Giám đốc điều hành cơ quan lịch sử Anh Historic England, nhấn mạnh.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
