Phát hiện ngoại hành tinh mát mẻ như Trái đất

Các nhà khoa học tìm thấy một ngoại hành tinh có nhiệt độ tương tự Trái đất xoay quanh ngôi sao lùn đỏ cách chúng ta 90 năm ánh sáng.

Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Astronomical Journal, các nhà thiên văn học từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA và Đại học New Mexico của Mỹ đặt tên cho ngoại hành tinh mới là TOI-1231 b. Thiên thể có kích cỡ gần bằng sao Hải Vương, nặng gấp 15,4 lần Trái đất và mất 24,2 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo xung quanh ngôi sao lùn đỏ M3 NLTT 24399.

Phát hiện ngoại hành tinh mát mẻ như Trái đất
Mô phỏng ngoại hành tinh mới được phát hiện. (Ảnh: ESO/M. Kornmesser).

TOI-1231 b được phát hiện và theo dõi bởi Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh chuyển tiếp (TESS)Máy quang phổ tìm kiếm hành tinh (PFS) trên kính thiên văn Magellan Clay tại Đài quan sát Las Campanas ở Chile.

"Ngoại hành tinh nằm cách ngôi sao chủ 0,1288 đơn vị thiên văn, chỉ bằng 1/8 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trời, nhưng nhiệt độ của nó vẫn tương tự Trái đất. Điều này là do M3 NLTT 24399 mát hơn và ít sáng hơn so với Mặt Trời của chúng ta", Giáo sư trợ lý Diana Dragomir tại Khoa Vật lý và Thiên văn của Đại học New Mexico cho biết.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng những hành tinh mát mẻ có thể có mây trong tầng cao của bầu khí quyển, điều này khiến việc xác định loại khí bao quanh chúng gặp nhiều khó khăn.

"TOI-1231 b là một trong những ngoại hành tinh hiếm hoi được biết đến có phạm vi nhiệt độ tương tự Trái đất. Vì vậy, những quan sát trong tương lai về thiên thể này có thể giúp chúng ta xác định mức độ phổ biến (hoặc hiếm có) của các đám mây nước hình thành xung quanh hành tinh mát mẻ", nhà khoa học JPL của NASA Jennifer Burt, tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh.

Mật độ thấp của TOI 1231b gợi ý rằng nó có một bầu khí quyển đáng kể bao quanh chứ không phải là một hành tinh đá trơ trọi. Tuy nhiên, thành phần và mật độ của nó vẫn chưa được biết rõ. Nhóm nghiên cứu phỏng đoán bầu khí quyển này có thể được tạo thành từ hydro, hydro-heli, hoặc hơi nước dày đặc.

"Mỗi thành phần của bầu khí quyển có một nguồn gốc khác nhau, cho phép các nhà thiên văn học hiểu được cách các ngoại hành tinh hình thành xung quanh sao lùn đỏ khác biệt như thế nào khi so sánh với các hành tinh xoay quanh Mặt trời. Quan sát sắp tới của chúng tôi bằng kính viễn vọng không gian Hubble sẽ trả lời những câu hỏi này", Dragomir nói thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Muốn bay lên vũ trụ cùng tỷ phú Amazon, bạn phải chi bao nhiêu tiền?

Muốn bay lên vũ trụ cùng tỷ phú Amazon, bạn phải chi bao nhiêu tiền?

Tuy nhiên, đây chưa phải con số cuối cùng cho tấm vé du hành lên không gian cùng anh em tỷ phú Jeff Bezos.

Đăng ngày: 12/06/2021
Thiết kế tên lửa in 3D cao 66m và tái sử dụng hoàn toàn

Thiết kế tên lửa in 3D cao 66m và tái sử dụng hoàn toàn

Relativity Space tung ra mẫu thiết kế tên lửa hai tầng mới có thể chở 20.000 kg hàng hóa lên quỹ đạo Trái Đất thấp.

Đăng ngày: 12/06/2021
Tỷ phú Richard Branson đi trước một bước, vượt mặt ông chủ Amazon trong cuộc đua bay vào vũ trụ

Tỷ phú Richard Branson đi trước một bước, vượt mặt ông chủ Amazon trong cuộc đua bay vào vũ trụ

Nhà sáng lập Virgin Galactic, tỷ phú Richard Branson có thể bay vào không gian sớm hơn so với 2 nhà sáng lập của Blue Origin và SpaceX.

Đăng ngày: 11/06/2021
Sinh nhật trên trạm vũ trụ được tổ chức như thế nào?

Sinh nhật trên trạm vũ trụ được tổ chức như thế nào?

Nếu may mắn, các phi hành gia sẽ được đồng nghiệp tổ chức tiệc sinh nhật trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 10/06/2021
Bắt được tín hiệu từ

Bắt được tín hiệu từ "thây ma vũ trụ" mạnh hơn Trái đất 4 triệu lần

Các nhà khoa học đã xác định được một loại thây ma vũ trụ hoàn toàn mới sau khi phân tích một tín hiệu dạng tia X truyền đến Kính thiên văn cảnh báo Swift Burst (BAT) vào ngày 3-6 vừa qua.

Đăng ngày: 10/06/2021
Nguồn gốc của các dải cực quang đầy màu sắc

Nguồn gốc của các dải cực quang đầy màu sắc

Trải qua hàng thế kỷ, cuối cùng các nhà khoa học đã chứng minh được cơ chế tạo ra cực quang ở phía bắc bán cầu.

Đăng ngày: 10/06/2021
Vệ tinh cháy có thể tạo ra lỗ thủng ozone

Vệ tinh cháy có thể tạo ra lỗ thủng ozone

Khác với thiên thạch, nhiều vệ tinh được làm bằng nhôm và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khi bốc cháy trong khí quyển.

Đăng ngày: 09/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News