Phát hiện ngôi sao nghèo kim loại nhất Dải Ngân hà

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ngôi sao heli nghèo kim loại nhất có tên EC 19529-4430.

Các sao heli cực đoan (EHe) là những sao siêu khổng lồ lớn hơn và nóng hơn nhiều so với Mặt trời, nhưng khối lượng nhẹ hơn. Chúng gần như không có hydro, điều này thật bất thường vì hydro là nguyên tố hóa học phổ biến nhất trong vũ trụ.

Phát hiện ngôi sao nghèo kim loại nhất Dải Ngân hà
EC 19529-4430 được cho là ngôi sao nghèo kim loại nhất Dải Ngân hà - (Ảnh minh họa: Living Future).

Đặc điểm của sao EHe là các đường vạch quang sắc nét và mạnh mẽ tương đối của heli trung tính, biểu thị lực hấp dẫn bề mặt thấp và bầu khí quyển do heli chi phối.

Ngoài heli, những ngôi sao này còn chứa một lượng đáng kể carbon, nitơ và oxy. Ngôi sao EHe đầu tiên được phát hiện vào năm 1942.

EC 19529-4430 là một ngôi sao EHe mới được phát hiện gần đây trong quầng Thiên hà, cách chúng ta khoảng 15.500 năm ánh sáng.

Một nhóm các nhà thiên văn học do Simon Jeffery thuộc Đài thiên văn và Trung tâm thiên văn học Armagh ở Armagh, Vương quốc Anh dẫn đầu, đã quyết định nghiên cứu sâu hơn về EC 19529-4430 để làm sáng tỏ bản chất thực sự của nó.

Với mục đích này, họ đã sử dụng máy quang phổ độ phân giải cao (HRS) và máy quang phổ Robert Stobie (RSS) của kính thiên văn lớn Nam Phi (SALT). Các quan sát cho thấy EC 19529-4430 có nhiệt độ hiệu dụng là -252,45 độ C và độ kim loại tổng thể ở mức -1,3 dex.

Phát hiện ngôi sao nghèo kim loại nhất Dải Ngân hà
Dữ liệu quang phổ thu được bằng HRS đối với EC 19529-4430 - (Ảnh: Jeffery/phys.org).

Nghiên cứu xác nhận bề mặt của nó dường như được cấu tạo chủ yếu bằng heli đã trải qua chu trình CNO (một trong hai chuỗi phản ứng nhiệt hạch mà các ngôi sao chuyển hydro về heli, trong đó hydro được hợp nhất với heli bằng carbon C, nitơ N và oxy O). Đến nay không có xung động nào từ ngôi sao này được xác định.

Nhìn chung, kết quả chỉ ra rằng EC 19529-4430 là ngôi sao EHe nghèo kim loại nhất được phát hiện cho đến nay. Hơn nữa, nó còn là ngôi sao EHe nghèo carbon và giàu nitơ nhất được biết đến.

Các tác giả cho rằng rất có thể nó là kết quả của sự hợp nhất hai sao lùn trắng heli.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật màu tím có thể đang sống trên nhiều hành tinh khác

Sinh vật màu tím có thể đang sống trên nhiều hành tinh khác

Các nhà sinh vật học vũ trụ Mỹ đã khoanh vùng được dạng sự sống phổ biến nhất mà chúng ta có thể tìm thấy ở các ngoại hành tinh.

Đăng ngày: 20/04/2024
Mỹ thử nghiệm robot hoạt động trên Mặt trăng

Mỹ thử nghiệm robot hoạt động trên Mặt trăng

Các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm, cho phép robot 4 chân Spirit di chuyển trên địa hình gồ ghề, mô phỏng các điều kiện khắc nghiệt của Mặt trăng và sao Hỏa.

Đăng ngày: 19/04/2024
Phát hiện hố đen sao lớn nhất từ trước đến nay trong Dải Ngân hà

Phát hiện hố đen sao lớn nhất từ trước đến nay trong Dải Ngân hà

Một nghiên cứu công bố ngày 16/4 cho biết các nhà thiên văn học đã xác định được một hố đen sao lớn chưa từng có trong Dải Ngân hà.

Đăng ngày: 19/04/2024
Sự thật giật mình về “trái tim sự sống” của sao Diêm Vương

Sự thật giật mình về “trái tim sự sống” của sao Diêm Vương

Vùng đất mà các nhà khoa học nghi ngờ che giấu một đại dương ngầm có sự sống của Sao Diêm Vương đã được hình thành một cách tàn khốc.

Đăng ngày: 18/04/2024
Giới khoa học phát hiện sao Thiên Vương không hoàn toàn chứa đầy băng

Giới khoa học phát hiện sao Thiên Vương không hoàn toàn chứa đầy băng

Các nhà khoa học đã tìm thấy khí methane ở sâu bên trong Sao Thiên Vương, cho thấy hành tinh xanh này chứa nhiều khí hơn so với suy nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 17/04/2024
Tiểu hành tinh 610m lao đến Trái đất, tối nay có thể nhìn thấy

Tiểu hành tinh 610m lao đến Trái đất, tối nay có thể nhìn thấy

Tiểu hành tinh 2013 NK4 được xếp vào nhóm " có khả năng gây nguy hiểm" vừa có cú áp sát Trái Đất.

Đăng ngày: 16/04/2024
Bắt được sóng hấp dẫn từ vật thể chưa từng biết

Bắt được sóng hấp dẫn từ vật thể chưa từng biết

Những gợn sóng không - thời gian mãnh liệt từ vụ va chạm giữa một sao neutron và một vật thể bí ẩn đã khiến các nhà khoa học bối rối.

Đăng ngày: 16/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News