Phát hiện nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ ngoài khơi Hawaii
Nguồn nước mới tìm thấy có trữ lượng 3,4 km3, có thể giảm bớt tác động của hạn hạn đối với người dân Hawaii.
Nhà nghiên cứu Eric Attias ở Đại học Hawaii và đồng nghiệp phát hiện nguồn nước ngọt lưu trữ trong đá rỗng ở độ sâu ít nhất 500 m bên dưới đáy biển, sử dụng kỹ thuật chụp ảnh tương tự chụp cộng hưởng từ (MRI). Họ dùng một chiếc thuyền kéo ăng-ten dài 40m phía sau để phát từ trường, truyền dòng điện qua nước và xuống dưới đáy biển. Do nước biển dẫn điện tốt hơn nước ngọt, nhóm nghiên cứu có thể phân biệt hai loại nước. Họ nhận thấy nguồn nước ngọt trải dài ít nhất 4km từ bờ biển và chứa 3,4 km3 nước.
Vùng ven biển vịnh Pueo của Hawaii. (Ảnh: Alamy).
Phần lớn nước ngọt ở Hawaii đến từ tầng ngậm nước trên bờ, bao gồm các lớp đất đá dưới mặt đất mà nước mưa ngấm xuống. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn nước mới phát hiện được bổ sung liên tục nhờ nước chảy ra từ những tầng ngậm nước này.
Biến đổi khí hậu dẫn tới hạn hán ngày càng tăng ở nhiều nơi, khiến một số khu vực không có nước. Ở Hawaii, lượng mưa sụt giảm và nạn phá rừng có thể làm tầng ngậm nước trên bờ khô cạn. Nguồn dự trữ nước ngoài khơi không chỉ giúp giảm bớt tác động của hạn hán mà còn dễ dàng bơm hút hơn tầng ngậm nước trên bờ do nước ở dưới áp suất cao. Việc tiếp cận nguồn nước này cũng ít ảnh hưởng tới hệ sinh thái xung quanh, theo Attias.
Nhóm nghiên cứu dự đoán những nguồn nước tương tự có thể nằm ở các đảo núi lửa khác, giúp cung cấp cho khu vực đang khan hiếm nước do biến đổi khí hậu. Nguồn nước ngọt mới thường được phát hiện bằng cách khoan thăm dò lấy mẫu vật, nhưng kỹ thuật chụp ảnh mới mà Attias và đồng nghiệp sử dụng góp phần khiến quá trình phát hiện trở nên dễ dàng và bớt tốn kém hơn, theo Kerry Key ở Đại học Columbia, New York.

Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới
Được biết đến là một trong những hang động bí ẩn nhất thế giới, hang động pha lê (Caves crystal) luôn là sức hút lớn với các nhà khoa học thám hiểm.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.
