Phát hiện phòng ngai vàng 1.300 năm tuổi của nữ hoàng Moche quyền lực
Các nhà khảo cổ học ở Peru đã khai quật được phòng ngai vàng của một nữ hoàng quyền lực thuộc nền văn hóa Moche.
Các nhà khảo cổ học ở Peru đã phát hiện ra một phòng ngai vàng có niên đại 1.300 năm tuổi được trang trí bằng những bức tranh tường mô tả nữ hoàng Moche, mặc dù họ vẫn chưa tìm thấy hài cốt của nữ hoàng.
Một người phụ nữ đang ngồi trên ngai vàng đang nói chuyện với một người đàn ông nừa người, nửa chim. (Ảnh: Lisa Trever).
Phòng ngai vàng này, được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ Pañamarca, có niên đại từ thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên, khi người Moche đang phát triển mạnh mẽ trong khu vực, các nhà khảo cổ học cho biết. Người Moche phát triển mạnh ở miền bắc Peru trong khoảng thời gian từ năm 350 đến năm 850 sau Công nguyên và nổi tiếng với việc xây dựng các tòa nhà và lăng mộ phức tạp, cũng như xây dựng các tác phẩm nghệ thuật phức tạp, chẳng hạn như đồ gốm mô tả khuôn mặt người. Họ có mặt ở đó trước khi chữ viết được sử dụng ở Peru.
Mặc dù có nhiều nữ hoàng khác từng cai trị Peru thời tiền Inca, nhưng chưa từng thấy phòng ngai vàng dành cho nữ hoàng ở Pañamarca hay bất kỳ nơi nào khác ở Peru cổ đại. Ngai vàng được làm bằng đất sét và chứa những hạt đá xanh và tóc người còn sót lại. Tóc có thể là của nữ hoàng và các nhà nghiên cứu có kế hoạch tiến hành xét nghiệm ADN.
Những thứ còn sót lại của ngai vàng bằng đất sét được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ Pañamarca ở Peru. (Ảnh: Lisa Trever).
Những bức tranh tường mô tả người cai trị được tìm thấy trên các cột trụ và tường của phòng ngai vàng, và thậm chí trên chính ngai vàng. Chúng mô tả nữ hoàng theo nhiều cách khác nhau. Một bức cho thấy nữ hoàng đội vương miện và nâng cốc. Một bức khác mô tả người phụ nữ đội vương miện đang cầm một quyền trượng, với một đoàn người đàn ông mang hàng dệt may và các đồ vật khác đến cho bà. Một bức khác nữa mô tả bà ngồi trên ngai vàng và nói chuyện với một cá nhân có vẻ ngoài nửa người nửa chim.
Trong nền văn hóa Moche, phụ nữ trở thành người cai trị không phải là điều bất thường. "Những nhà lãnh đạo nữ không phải là hiếm trong xã hội Moche cổ đại hay trong các triều đại Peru phía bắc sau đó", nhà nghiên cứu Koons cho biết. Bà nói thêm rằng, phần lớn bằng chứng về những người cai trị nữ đến từ các ngôi mộ. Trong số đó có "Señora de Cao", ngôi mộ của một xác ướp Moche nữ được chôn cùng với đồ trang sức, đồ trang trí và vũ khí tinh xảo cùng thiết bị giúp ném giáo và phi tiêu xa hơn.

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ
Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên
Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
