Phát hiện rương vũ khí trên xác "lâu đài nổi" thế kỷ 15

Rương vũ khí hàng trăm năm tuổi có thể giúp các nhà khảo cổ tìm hiểu trận hỏa hoạn và vụ nổ nhấn chìm tàu soái hạm của vua Đan Mạch.

Các nhà khảo cổ học dưới nước ở Thụy Điển xác định chiếc rương trên xác tàu chiến thế kỷ 15 chứa dụng cụ tạo đạn chì cho súng ngắn thời đầu, Live Science hôm 23/4 đưa tin. Phát hiện hé lộ những thay đổi chủ chốt trong thủy chiến thời đó. Xác tàu đắm có tên Gribshunden (chó săn Griffin), được ví như "lâu đài nổi" của hoàng gia Đan Mạch, bị đắm vào năm 1495 ở bãi thả neo phía nam Thụy Điển sau khi một trận hỏa hoạn góp phần khiến thuốc súng phát nổ.

Phát hiện rương vũ khí trên xác lâu đài nổi thế kỷ 15
Nhà khảo cổ Johan Rönnby (bên trái) và Rolf Warming bơi gần xác tàu Gribshunden. (Ảnh: Florian Huber).

Phát hiện có thể giúp sáng tỏ số phận của con tàu, theo Rolf Warming, nhà khảo cổ học hàng hải kiêm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Stockholm University. Warming là đồng tác giả bài báo mới về rương vũ khí và nhiều phát hiện khác từ xác tàu Gribshunden cùng với Johan Rönnby, nhà khảo cổ học hàng hải kiêm giáo sư ở Đại học Södertörn, Thụy Điển. Xác tàu được phát hiện bởi các thợ lặn giải trí vào thập niên 1970, và Rönnby nghiên cứu nó từ năm 2013.

Phát hiện mới cũng cho thấy sự phát triển thời kỳ đầu của chiến tranh trên biển từ đâm trực diện và chiến đấu tay không từ thời cổ đại tới tấn công kẻ địch từ xa bằng thuốc súng, theo Warming. Nhưng ông nhấn mạnh sự phát triển này mất hơn một thế kỷ để lan rộng. "Đây là khởi đầu của thứ mà chúng tôi gọi là tiến hóa quân sự trên biển. Chiến thuật và công nghệ đó chỉ hoàn thiện vào nửa sau thế kỷ 17", Warming cho biết.

Warming và Rönnby sử dụng phép quang trắc, kỹ thuật bao gồm xâu chuỗi kỹ thuật số các bức ảnh để tạo ra một mô hình 3D chính xác của rương vũ khí. Chiếc rương này vẫn ở dưới nước tại vị trí xác tàu ở quần đảo ven biển gần thị trấn Ronneby của Thụy Điển, nhưng Warming hy vọng có thể thu thập sớm. Bảo tồn đồ vật trong rương sẽ là quá trình kéo dài. Dựa trên những gì có thể thấy từ lớp bên trên của rương, nó chứa vài khuôn kích thước khác nhau để tạo đạn chì hình tròn dùng trong súng ngắn thời đầu, tấm chì để nung chảy đổ khuôn và hộp hình trụ dường như là hộp đạn của súng.

Nhóm nghiên cứu xác định chiếc rương là "zeuglade", một loại rương dụng cụ dùng để tạo đạn dược. Họ suy đoán chiếc rương thuộc về một công ty lính đánh thuê nói tiếng Đức trên tàu khi tàu chìm. Ngoài ra, một chiếc áo chống đạn dây xích làm từ đồng ở thành phố Nuremberg thuộc vùng Bavaria vào đầu những năm 1400 cũng được tìm thấy trên xác tàu.

Gribshunden là soái hạm của vua Hans ở Đan Mạch, người quay lại từ thị trấn Kalmar của Thụy Điển khi tàu chìm. Vua Hans và đoàn tùy tùng của ông không ở trên tàu lúc đó. Kalmar là nơi thảo luận hiệp định thống nhất Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển dưới sự trị vì của một vương triều, gọi là Liên minh Kalmar. Nhưng hiệp định bị đình chỉ, vào năm 1945, vua Hans tìm cách thuyết phục Thụy Điển tái gia nhập liên minh do ông trị vì. Tìm hiểu về vụ hỏa hoạn đánh chìm tàu Gribshunden có thể giúp lý giải những câu hỏi bỏ ngỏ như liệu tai nạn có phải âm mưu phá hoại hay không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh hoàng thủy quái dài 10m, răng đủ nghiền nát rùa biển

Kinh hoàng thủy quái dài 10m, răng đủ nghiền nát rùa biển

Những con cá mập trắng khổng lồ ngày nay vẫn ít nguy hiểm hơn nhiều so với loài thủy quái tổ tiên vừa được khai quật.

Đăng ngày: 24/04/2024
Thợ lặn rợn người khi bị bạch tuộc dẫn đến bia mộ dưới đáy biển

Thợ lặn rợn người khi bị bạch tuộc dẫn đến bia mộ dưới đáy biển

Con bạch tuộc khổng lồ đã " giao tiếp" với nữ thợ lặn người Úc và "nắm tay" đưa cô đến bia mộ của một thanh niên chìm dưới đáy biển.

Đăng ngày: 23/04/2024
Người Nhật Bản mang DNA của 3 loài người khác nhau

Người Nhật Bản mang DNA của 3 loài người khác nhau

Một nghiên cứu dựa trên hơn 3.200 trình tự gene người Nhật Bản hiện đại đã tìm thấy các yếu tố di truyền thừa hưởng từ 2 loài người đã tuyệt chủng.

Đăng ngày: 22/04/2024
Phát hiện hóa thạch bò sát biển lớn nhất, dài tới 25m

Phát hiện hóa thạch bò sát biển lớn nhất, dài tới 25m

Theo các chuyên gia, hóa thạch được một bé gái 11 tuổi phát hiện trên bãi biển ở hạt Somerset, Anh, có thể của thằn lằn cá, loài bò sát biển lớn nhất từng tồn tại.

Đăng ngày: 22/04/2024
Australia phát hiện hóa thạch của 3 loài chuột túi cổ đại khổng lồ mới

Australia phát hiện hóa thạch của 3 loài chuột túi cổ đại khổng lồ mới

Cả ba loài chuột túi vừa mới phát hiện đều thuộc về chi chuột túi đã tuyệt chủng Protemnodon sống trên lục địa Australia, cách đây khoảng từ 5 triệu năm đến 40.000 năm trước.

Đăng ngày: 21/04/2024
Các thành phố 1.700 tuổi giữa Thái Bình Dương lộ diện sau ảnh quét laser

Các thành phố 1.700 tuổi giữa Thái Bình Dương lộ diện sau ảnh quét laser

Tại hòn đảo tuyệt đẹp nằm cạnh Đường đổi ngày quốc tế, những thành phố cổ đã hiện ra theo cách hoàn toàn gây sốc.

Đăng ngày: 20/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News