Phát hiện thêm ít nhất 2 ngôi sao trong Tinh vân "Chiếc nhẫn phương Nam"

Phân tích dữ liệu từ Kính thiên văn Webb, các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện bằng chứng ít nhất 2 ngôi sao trước đây chưa được biết đến ẩn trong "nghĩa địa" sao Tinh vân Chiếc nhẫn phương Nam.

Phát hiện thêm ít nhất 2 ngôi sao trong Tinh vân Chiếc nhẫn phương Nam
Tinh vân Chiếc nhẫn phương Nam. (Ảnh: Twitter).

Tinh vân Chiếc nhẫn phương Nam nằm trong dải Ngân Hà cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng, trước đây được cho là có 2 ngôi sao. Một ngôi sao nép vào tâm Tinh vân Chiếc nhẫn phương Nam là ngôi sao lùn trắng khi giãy chết phun ra nhiều luồng khí và bụi trong hàng nghìn năm rồi sau đó những luồng khí và bụi này tạo thành đám mây bao quanh.

Nhà vật lý thiên văn tại Phòng Thí nghiệm vật lý thiên văn Marseille của Pháp, Philippe Amram cho biết hệ 2 sao này phổ biến trong dải Ngân Hà nhưng không phải là cấu trúc không điển hình của Tinh vân Chiếc nhẫn phương Nam. Ông đã sử dụng quan sát của Kính thiên văn Webb khám phá được thêm các bí ẩn của Tinh vân Chiếc nhẫn phương Nam.

Bằng việc phân tích dữ liệu từ các camera hồng ngoại của Kính thiên văn Webb, các nhà nghiên cứu cho biết họ tìm thấy bằng chứng của ít nhất 2 ngôi sao khác bên trong Tinh vân Chiếc nhẫn phương Nam, có đường kính tương đương 1.500 lần khoảng cách từ Mặt Trời đến Sao Diêm Vương.

Trong khi cặp sao mới này cách xa hơn chút ngôi sao lùn trắng và bạn đồng hành của nó, tất cả 4 ngôi sao này, hoặc có thể là 5, nằm ở trung tâm của Tinh vân Chiếc nhẫn phương Nam.

Ông Amram giải thích các ngôi sao này khá gần để tương tác với nhau và việc trao đổi năng lượng giữa chúng tạo ra một hình dạng kỳ lạ của Tinh vân Chiếc nhẫn phương Nam.

Kính thiên văn Webb hoạt động từ tháng 7 đã cung cấp một lượng lớn dữ liệu chưa từng có và các nhà khoa học hy vọng kính thiên văn khổng lồ này sẽ báo trước một kỷ nguyên khám phá mới.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Astronomy ngày 8/12.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA chụp được

NASA chụp được "bóng ma ánh sáng" đang tóm gọn chúng ta

Bóng ma ánh sáng giống như một lớp vỏ dày, sáng mờ bao vây cả Hệ Mặt trời, vô hình trước các kính viễn vọng cũ nhưng hiện ra lờ mờ trước mắt thần của Hubble.

Đăng ngày: 12/12/2022
Lộ diện 8 cái tên may mắn trên chuyến

Lộ diện 8 cái tên may mắn trên chuyến "du lịch Mặt trăng" của SpaceX cùng tỷ phú Yusaku Maezawa

Tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa đã lựa chọn 8 thành viên phi hành đoàn cho chuyến du hành không gian. Ông sẽ tài trợ toàn bộ chi phí cho chuyến đi đặc biệt này.

Đăng ngày: 12/12/2022
Sứ mệnh lịch sử Artemis 1 của NASA kết thúc viên mãn

Sứ mệnh lịch sử Artemis 1 của NASA kết thúc viên mãn

Con tàu đã hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng của hành trình, đi vào lớp khí quyển của Trái đất sau khi vượt qua quãng đường 385.000km giữa Trái đất và Mặt trăng.

Đăng ngày: 12/12/2022
Dải Ngân Hà hình thành như thế nào?

Dải Ngân Hà hình thành như thế nào?

Nguồn gốc của dải Ngân Hà vẫn còn nhiều bí ẩn nhưng các nhà thiên văn học tin rằng nó đã hình thành từ hơn 13 tỷ năm trước.

Đăng ngày: 12/12/2022
Nguồn gốc của thiên hà lớn nhất từng được phát hiện

Nguồn gốc của thiên hà lớn nhất từng được phát hiện

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một thiên hà khổng lồ trải dài 16,3 triệu năm ánh sáng, lớn gấp 100 lần Dải Ngân hà của chúng ta.

Đăng ngày: 11/12/2022
Kính James Webb chia sẻ góc nhìn đáng kinh ngạc của

Kính James Webb chia sẻ góc nhìn đáng kinh ngạc của "cột sáng thế"

Kính viễn vọng James Webb vừa chia sẻ góc nhìn mới của " Cột sáng thế" (Pillars of Creation), một trong những bức ảnh vũ trụ nổi tiếng.

Đăng ngày: 11/12/2022
Hành tinh địa ngục một năm chỉ kéo dài 17,5 giờ

Hành tinh địa ngục một năm chỉ kéo dài 17,5 giờ

Nghiên cứu mới cho thấy ngoại hành tinh Janssen quay rất gần ngôi sao chủ khiến nhiệt độ của nó nóng đến mức nung chảy mọi thứ trên bề mặt.

Đăng ngày: 10/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News