Phát minh 2.000 tuổi của người Maya có thể cứu chúng ta

Một cuộc khủng hoảng đe dọa người hiện đại có thể được đẩy lùi bởi thứ giúp người Maya sinh tồn hơn 1.000 năm.

Người Maya khiến nhân loại thán phục vì đã phát triển một nền văn minh không tưởng, bao gồm hệ thống nông nghiệp rộng lớn trên những vùng thiếu nước sạch nghiêm trọng nhất.

Để làm được điều đó, từ hơn 2.000 năm trước họ đã phát triển các công trình thủy lợi quy mô lớn, các hệ thống hồ chứa, trữ nước khổng lồ và các công nghệ lọc nước gây sốc vì "vượt thời gian", bao gồm lọc bằng thạch anh kiểu hiện đại.

Nghiên cứu vừa công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences tập trung vào một loại hệ thống lọc nước trong số đó.


Bản đồ LiDAR thành cổ Tikal của người Maya, với các công trình hạ tầng đáng kinh ngạc bao gồm hệ thống hồ chứa nước - (Ảnh: Bryan Lin).

Giáo sư nhân chủng học Lisa Lucero từ Trường Đại học Illinois Urbana-Champaign và các cộng sự tin rằng, một dạng hệ thống lọc nước "công nghệ sinh học" cổ đại của người Maya có thể trở thành nguyên mẫu cho các hệ thống hiện đại.

Điều này sẽ giúp đối phó với tình trạng khủng hoảng nước sạch gây lo ngại trên toàn cầu ngày nay, giải quyết nhu cầu nước bền vững cho tương lai.

Công nghệ sinh học thời cổ đại đó đơn giản và thông minh đến kinh ngạc, được phát hiện từ những thành đô cổ của người Maya khắp Trung Mỹ.

Theo SciTech Daily, các thành đô đó chứa mạng lưới những hồ chứa nước khổng lồ, đủ cung cấp nước uống sạch cho hàng ngàn đến hàng chục ngàn dân trong suốt 5 tháng mùa khô mỗi năm và trong cả các thời kỳ hạn hán lâu dài hơn.

Đó là một nỗ lực cực lớn của người Maya, bởi khu vực họ sinh sống nguồn nước thường không sạch, chứa nhiều kim loại nặng và các chất có hại cho sức khỏe khác.

Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng hệ thống hồ chứa, kênh, đập, cống, đê để phân phối nước sạch và xử lý nước thải, người Maya còn đầu tư cho hệ thống lọc nước.

Trong số đó, một số hồ chứa được sử dụng thạch anh, cát zeolit. Một số khác sử dụng chính các thực vật thủy sinh bản địa để làm sạch nước, phổ biến ở những vùng đất không có sẵn thạch anh và các khoáng chất lọc nước khác.

Thành đô Tikai lừng danh (tọa lạc ở Guatemala ngày nay) là một ví dụ.

Để có thạch anh, người ta sẽ phải mua từ nơi rất xa xôi. Do vậy, hoàng gia Maya đã quyết định dùng loại "công nghệ sinh học" cổ đại. Các thực vật thủy sinh được ứng dụng bao gồm cói, sậy, cỏ đuôi mèo (hương bồ, cỏ nến)...

Các thực vật này đã được tìm thấy trong trầm tích ở các hồ nước cổ của người Maya.

Chúng có khả năng giảm độ đục của nước, hấp thụ ni-tơ và phốt pho. Các bằng chứng cho thấy rõ ràng người Maya chủ động trồng chúng bên trong hồ chứa, thay mới định kỳ.

Trong số các thực vật thủy sinh được dùng còn bao gồm loài hoa súng bản địa Nymphaea ampla, chỉ phát triển mạnh trong vùng nước sạch.

Điều này đã giúp giải thích một bí mật lớn: Hoa súng đối với người Maya tượng trưng cho vương quyền. Bởi lẽ, hoàng gia Maya đã có được địa vị chính nhờ công nghệ cung cấp nước sạch "vượt thời gian".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 05/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News