Phát minh đột phá sản xuất điện từ vi khuẩn E. coli

Bên cạnh những giá trị trong nhiều ngành công nghiệp, việc sản xuất điện từ vi khuẩn E. coli cũng góp phần trong việc xử lý chất thải hữu cơ - vốn là vấn đề đau đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Kể từ năm 1911, khi Michael Potter - nhà nấm học người Anh - nhận thấy men bia có thể tạo ra điện, các nhà khoa học đã cố gắng khai thác năng lượng của pin nhiên liệu vi sinh vật.

Phát
Hình dạng vi khuẩn E. coli hình que khi nhìn qua kính hiển vi. (Ảnh: Getty).

Thế nhưng hiệu suất của các "lò phản ứng sinh học" là quá nhỏ bé để có thể sử dụng trong thực tế. Hơn nữa, vi khuẩn lại tương đối kén chọn những chất nền mà chúng sử dụng để tạo ra điện.

Giờ đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL) đã thành công biến đổi gene một trong những loài vi khuẩn phổ biến nhất, Escherichia coli (hay E. coli), để tạo ra điện từ nước thải nhà máy bia.

"E. coli có thể phát triển trên nhiều nguồn khác nhau. Điều này cho phép chúng tôi sản xuất điện ở nhiều môi trường, bao gồm cả từ nước thải", Ardemis Boghossian, tác giả của nghiên cứu cho biết.

Để nâng cao khả năng tạo ra điện của E. coli, các nhà nghiên cứu đã sửa đổi bộ gene của nó để bao gồm các phức hợp protein được tìm thấy trong Shewanella oneidensis, một trong những loài vi khuẩn tạo ra điện nổi tiếng nhất.

Theo chia sẻ, S. oneidensis tạo ra một dòng điện khi nó khử kim loại. Dòng điện này tương đối nhỏ, và đã được sử dụng để phát hiện các kim loại độc hại như asen trong các hệ thống nguyên mẫu.

Phát minh đột phá sản xuất điện từ vi khuẩn E. coli
Việc sản xuất điện từ vi khuẩn E. coli cũng góp phần trong việc xử lý chất thải hữu cơ - vốn là vấn đề đau đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới. (Ảnh: Getty).

Bằng cách kết hợp tất cả các thành phần của S. oneidensis ở E. coli, nhóm nghiên cứu đã tăng cường hiệu điện thế của dòng điện lên gấp 2 lần so với các chủng được thiết kế trước đó.

Chất nền được lựa chọn để vi khuẩn hoạt động là nước thải được thu thập từ một nhà máy bia địa phương ở Lausanne, Thụy Sĩ. Các nhà khoa học cho biết, vi khuẩn điện được biến đổi sinh học có thể phát triển theo cấp số nhân bằng cách "ăn" chất thải này.

Những tín hiệu là vô cùng tích cực, khi vi khuẩn được biến đổi gene được cho là hoàn toàn có thể thích nghi với các dòng chất thải và nguyên liệu thô khác. Điều này đồng nghĩa với việc vi khuẩn E. coli có thể sẽ sớm được thử nghiệm trong môi trường thực tế.

"Nếu khuẩn E. coli thích nghi tốt, nó có thể mang lại sự tiết kiệm năng lượng đáng kể cho các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới", nhóm nghiên cứu cho biết.

Ngoài ra, cách làm này cũng góp phần trong việc xử lý chất thải hữu cơ - vốn là vấn đề đau đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Vải thông minh" tạo ra điện từ mồ hôi và chuyển động

Với loại vải đặc biệt này, các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc tạo ra một nguồn năng lượng chỉ từ mồ hôi và chuyển động cơ thể.

Đăng ngày: 17/08/2023
Công ty Nhật Bản phát minh hộp ngủ ở tư thế đứng

Công ty Nhật Bản phát minh hộp ngủ ở tư thế đứng

Để tạo không gian ngủ trưa ở khắp mọi nơi, một công ty Nhật Bản đã phát minh ra hộp ngủ đứng mang tên Gireaffenap và lắp đặt chúng tại các quán cà phê trên khắp đất nước.

Đăng ngày: 16/08/2023
Các nhà khoa học sáng chế ra pin mặt trời hai mặt sử dụng siêu vật liệu perovskite

Các nhà khoa học sáng chế ra pin mặt trời hai mặt sử dụng siêu vật liệu perovskite

Đã từ lâu, perovskite được vinh danh là siêu vật liệu dẫn đầu cho thế hệ thiết bị điện mới.

Đăng ngày: 13/08/2023
Phát minh vật liệu bền nhất từ trước tới nay

Phát minh vật liệu bền nhất từ trước tới nay

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại vật liệu cực kỳ chắc và nhẹ, bằng cách sử dụng công nghệ nano DNA, sau đó phủ nó trong một lớp thủy tinh mỏng.

Đăng ngày: 13/08/2023
Startup phát minh ra nhựa tự phân hủy

Startup phát minh ra nhựa tự phân hủy "thần tốc", được "rót" gần 1 triệu USD

Các sản phẩm từ hợp chất PVA (Polyvinyl alcohol) chỉ mất từ 30 phút - 60 phút để tan trong điều kiện nước ấm (70 độ C).

Đăng ngày: 05/08/2023
Phát minh về một phân tử kỳ lạ khiến tế bào ung thư tự tiêu diệt

Phát minh về một phân tử kỳ lạ khiến tế bào ung thư tự tiêu diệt

Một nhóm nghiên cứu tại Stanford đã phát minh ra một phân tử mới kỳ lạ có thể dẫn đến các loại thuốc kích hoạt gene và khiến ung thư tự chống lại chính chúng.

Đăng ngày: 31/07/2023
Sáng chế băng cứu thương thông minh đổi màu

Sáng chế băng cứu thương thông minh đổi màu "hạ gục" siêu vi khuẩn

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát triển một loại băng cứu thương thông minh có thể tự phát hiện và điều trị các loại bệnh nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn.

Đăng ngày: 27/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News