Phát minh ra thiết bị "quang hợp nhân tạo" không cần dùng điện
Thiết bị mới này tạo ra nhiên liệu sạch bằng cách bắt chước khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời, carbon dioxide và nước của thực vật thành năng lượng mà không cần bất cứ nguồn điện nào.
Các chuyên gia của Đại học Cambridge (Anh) cho biết thiết bị sử dụng một hình thức quang hợp giống như khi thực vật chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng.
Tấm xúc tác quang không dây được tạo thành từ bột bán dẫn tạo ra nhiên liệu sạch bằng cách bắt chước khả năng quang hợp của thực vật - Ảnh: Đại học Cambridge (Anh).
Việc thu hoạch năng lượng mặt trời để chuyển đổi thành nhiên liệu là một phương án đầy hứa hẹn nhằm giảm lượng khí thải carbon và giảm nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, phương án này vấp phải nhiều khó khăn cả về kinh phí, thiết bị kỹ thuật và các quy trình phức tạp.
Các dự án khoa học trước nay đều không dễ dàng gì đạt được quá trình quang hợp nhân tạo với mức độ chọn lọc cao, để chuyển đổi càng nhiều ánh sáng mặt trời càng tốt thành nhiên liệu mong muốn mà không để lại nhiều chất thải.
Bên cạnh đó, việc lưu trữ nhiên liệu khí và tách các sản phẩm phụ là một quá trình phức tạp.
Vào năm 2019, các chuyên gia của Đại học Cambridge đã phát triển một lò phản ứng năng lượng mặt trời dựa trên thiết kế "lá nhân tạo", sử dụng ánh sáng mặt trời, carbon dioxide và nước để tạo ra axit formic. Tuy nhiên, chiếc lá nhân tạo này vẫn phải sử dụng các thành phần từ pin mặt trời.
Sau đó, nhóm chuyên gia đã sử dụng chất bán dẫn để tạo nên một "tấm xúc tác quang" và áp dụng công nghệ hiện đại "photoheet". Tấm này có thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời, carbon dioxide và nước để tạo thành oxy và axit formic - một loại nhiên liệu lưu trữ mà không cần nguồn điện nào.
Trong công bố trên tạp chí khoa học Nature Energy ngày 24-8, các chuyên gia khẳng định thiết bị mới trong tương lai có thể được phát triển thêm và sử dụng trong các trang trại năng lượng mặt trời (Solar farm) sản xuất nhiên liệu sạch. Tức là không sử dụng gì ngoài ánh sáng mặt trời và nước làm đầu vào.
Các tấm lá nhân tạo này được tạo thành từ bột bán dẫn nên có thể được chế tạo với số lượng lớn một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí, cho thấy tiềm năng sản xuất ở quy mô lớn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, axit formic có thể được sử dụng trực tiếp trong các máy phát điện hoặc tích tụ trong dung dịch và được chuyển đổi về mặt hóa học thành các dạng nhiên liệu khác nhau, ví dụ như hydro.

Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới
Dưới đây là một vài phát minh đáng kinh ngạc nhất mà hẳn bạn sẽ hoàn toàn ngỡ ngàng trước sự kỳ diệu của nó.

Những phát minh mà nền văn minh Lưỡng Hà để lại cho hậu thế
Bắt đầu xuất hiện lần đầu tại miền nam Iraq, nền văn minh Lưỡng Hà phát triển trên một khu vực rộng lớn bao gồm Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và tây nam Iran ngày nay.

Những phát minh "độc" của Hy Lạp cổ đại
Khẩu pháo bất khả chiến bại, vòi tắm hoa sen, cửa tự động, robot chim bay, ngọn hải đăng, đồng hồ báo thức...là những phát minh cực độc ít ai biết đến của người Hy Lạp cổ đại.

Tia X - Phát hiện vĩ đại của thế kỷ 19
Chắc hẳn không ít người trong số chúng ta đã từng phải đi chụp phim X-Quang. Ngày nay kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và các ngành công nghiệp.

Phát minh ra tên lửa
Nếu dường như người ta không chút nghi ngờ rằng tên lửa được phát minh ở Trung Hoa, thì niên đại và các điều kiện đã phát minh ra nó lại không được xác định một cách chắc chắn.

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...
