Phát triển khăn che mặt tự tiêu diệt nCoV

Nhóm nghiên cứu ở Viện Công nghệ sinh học Manchester, Anh, thiết kế khăn che mũi và miệng mang tên Virustatic Shield có thể vô hiệu hóa nCoV bám trên bề mặt.

Khác với khẩu trang thông thường, Virustatic Shield có thể đeo thoải mái nhiều giờ, tái sử dụng, giặt nhiều lần và không gây hại khi hạm tay vào sau khi tiếp xúc mầm bệnh. Theo giáo sư Sabine Flitsch, người phục trách thiết kế, bí quyết phía sau tính hiệu quả của Virustatic Shield nằm ở lớp phủ hóa học đặc biệt trên mặt vải khiến virus bị dính chặt và bất hoạt.

Phát triển khăn che mặt tự tiêu diệt nCoV
Khăn Virustatic Shield có lớp phủ protein giúp tiêu diệt virus. (Ảnh: Tevo News).

Chiếc khăn được phủ hợp chất protein tương tự như protein ở đường hô hấp trên chạy qua miệng, mũi, xoang, họng và khí quản của con người, giúp chúng ta chống lây nhiễm. "Khi một virus như nCoV xâm nhập vào đường hô hấp trên, hóa chất ở hạt chứa virus liên kết với hợp chất ở lớp protein. Đó là cách để virus bắt đầu lây nhiễm sang tế bào", tiến sĩ Alan Green, nhà sinh vật học kiêm giám đốc công ty sản xuất Virustatic Shield, giải thích. "Tuy nhiên, khi virus bám vào bề mặt khăn, dù phản ứng hóa học như trên xảy ra, không có tế bào nào bị lây nhiễm. Virus bị bất hoạt ngay lập tức và chết. Cách này không chỉ tránh cho người đeo khăn khỏi hít phải hạt virus mà còn ngăn họ bắn các giọt lỏng ra xung quanh".  

Theo tiến sĩ Green, điều tương tự không xảy ra khi virus bám vào mặt bàn hoặc điện thoại bởi nếu không có lớp protein, không có thay đổi hóa học nào xảy ra với virus nên chúng không bị bất hoạt. "Với khẩu trang thông thường, virus vẫn tồn tại trên bề mặt. Vì vậy, khi người đeo cởi khẩu trang ra, bề mặt bị nhiễm khuẩn khiến tay dính virus và đó là một trong những vấn đề lớn", tiến sĩ Green nói.

Lớp phủ protein của chiếc khăn có thể giữ lại virus trong những giọt dịch lỏng nhỏ hơn 15 lần so với tóc người. Đây là kết quả nghiên cứu suốt 10 năm, lúc đầu được thiết kế và thử nghiệm với virus cảm cúm ở Đại học Manchester và Đại học Hoàng gia London. Nhóm nghiên cứu chia sẻ họ tin tưởng Virustatic Shield có thể bảo vệ người sử dụng trước nCoV bởi loại virus này bám vào cùng một vị trí trên đường hô hấp của con người giống như virus cảm cúm.

Trong các nghiên cứu trước đó, Virustatic Shield đã chứng tỏ hiệu quả với virus cảm cúm. Người sử dụng chỉ cần luồn khăn qua đầu và kéo lên che kín mũi. Sản phẩm được thiết kế để ôm sát mặt và không trượt xuống. Nhóm thiết kế cho biết lớp phủ protein có thể ngăn chặn 96% virus trong không khí.  

  • Khẩu trang phủ muối có thể vô hiệu hóa virus corona
  • Israel tạo ra khẩu trang tái sử dụng 100 lần, có thể diệt virus corona
  • Ngôi chùa Thái Lan sản xuất khẩu trang từ nhựa tái chế
  • Phát hiện mới: Virus corona tồn tại lâu hơn trên khẩu trang y tế
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi

Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi

Hiên tại công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu, nhưng các nhà nghiên cứu đã tạo ra được một nguyên mẫu thiết bị giúp chúng ta hiểu hơn cách thức mà công nghệ này hoạt động.

Đăng ngày: 02/04/2020
Dụng cụ giúp mở cửa không cần dùng bàn tay

Dụng cụ giúp mở cửa không cần dùng bàn tay

Nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus corona, công ty Materialise đã phát triển một thiết kế giúp người dùng mở cửa không cần dùng bàn tay.

Đăng ngày: 01/04/2020
Chế tạo được máy gia tốc hạt tí hon: chỉ nhỏ bằng nửa sợi tóc, đặt vừa trên một con chip

Chế tạo được máy gia tốc hạt tí hon: chỉ nhỏ bằng nửa sợi tóc, đặt vừa trên một con chip

“Cứ nhìn vào thiết kế chip này mà xem, chẳng kỹ sư người trần mắt thịt nào nghĩ ra được nó cả”.

Đăng ngày: 31/03/2020
Ghét chạy bộ? Đừng lo, khung xương trợ lực này sẽ giúp bạn

Ghét chạy bộ? Đừng lo, khung xương trợ lực này sẽ giúp bạn

Cấu trúc cơ thể người phù hợp với việc chạy bộ, tuy nhiên thực tế không phải ai cũng thích loại hình thể thao này, thậm chí rất nhiều người còn xem đó là cực hình.

Đăng ngày: 30/03/2020
Nhật Bản dùng công nghệ chụp được giọt bắn siêu nhỏ khi hắt hơi

Nhật Bản dùng công nghệ chụp được giọt bắn siêu nhỏ khi hắt hơi

Một clip tại Nhật Bản cho thấy công nghệ mới ghi lại được hình ảnh của những giọt nước siêu nhỏ bắn ra khi con người hắt hơi, có kích thước nhỏ hơn 10 micromet.

Đăng ngày: 30/03/2020
Nhật giới thiệu nguyên mẫu tàu siêu tốc sạc không dây

Nhật giới thiệu nguyên mẫu tàu siêu tốc sạc không dây

Mẫu tàu điện siêu tốc mới có thể đạt tốc độ tới 500 km/h và ứng dụng công nghệ sạc không dây như điện thoại thông minh.

Đăng ngày: 30/03/2020
Đã tìm ra thứ thay thế cho viên pin trong điện thoại của bạn

Đã tìm ra thứ thay thế cho viên pin trong điện thoại của bạn

Các nhà khoa học ở Nga, Úc và Nhật Bản đều bày tỏ sự hứng thú của mình với dự án mới thông qua nhiều bài nghiên cứu xuất hiện liên tục trong vòng vài tháng qua.

Đăng ngày: 29/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News