Phi hành gia chụp ảnh nguyệt thực từ trạm ISS
Phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chia sẻ ảnh chụp Mặt trăng bị che khuất một phần ló ra giữa những tấm pin mặt trời.
Mặt trăng trong nguyệt thực nhìn từ trạm ISS. (Ảnh: ESA)
Phi hành đoàn trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục khi nguyệt thực diễn ra đêm ngày 15 và sáng 16/5. Phi hành gia Samantha Cristoforetti của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chia sẻ một số ảnh chụp trên mạng xã hội Twitter về các giai đoạn khác nhau của nguyệt thực.
"Bạn có may mắn quan sát được nguyệt thực đêm trước không? Chúng tôi thì có", Cristoforetti chia sẻ. Trạm ISS hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Trái đất cứ mỗi 90 phút. Do đó, các phi hành gia có thể đã chiêm ngưỡng nguyệt thực trong vài vòng bay.
Mặt trăng bị che tối ló ra khỏi các tấm pin mặt trời. (Ảnh: ESA)
Nguyệt thực bắt đầu lúc 8h32 hôm 16/5 (giờ Hà Nội), khi Mặt trăng tiến vào phần sáng của bóng Trái đất (penumbra), và kết thúc hơn 5 tiếng sau, khi Mặt trăng ra khỏi penumbra. Giai đoạn nguyệt thực toàn phần diễn ra khi Mặt trăng bị phần tối của bóng Trái đất (umbra) che phủ hoàn toàn. Giai đoạn này kéo dài 85 phút, dài nhất trong 33 năm.
Trong nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng không biến mất khỏi bầu trời mà chuyển sang màu đỏ, hiệu ứng xảy ra do sự tán xạ ánh sáng trong khí quyển Trái đất. Hiệu ứng này mang đến cho nguyệt thực toàn phần biệt danh "trăng máu".
Các bức ảnh của Cristoforetti chụp lại khoảnh khắc Mặt trăng tối màu ló ra qua những tấm pin mặt trời của trạm vũ trụ. "Mặt trăng bị che khuất một phần đang chơi trốn tìm với pin năng lượng mặt trời", Cristoforetti viết.
Nguyệt thực tháng 5 là nguyệt thực đầu tiên của năm 2022, quan sát tốt nhất từ châu Mỹ, dù người yêu thiên văn ở phía tây châu Phi và châu Âu cũng có thể theo dõi một phần. Nguyệt thực toàn phần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 8/11, thuận lợi cho những người quan sát ở miền tây nước Mỹ, Đông Á và Australia.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
