Phi hành gia "kể khổ" chuyện đi toilet trong vũ trụ

Theo nữ phi hành gia kỳ cựu người Mỹ, tiểu tiện trong môi trường vũ trụ không vấn đề gì, song chuyện đại tiện cực khó.

Bà Peggy Whitson là phi hành gia Mỹ giữ kỷ lục về số ngày làm việc dài nhất tại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Mới đây bà đã chia sẻ với Business Insider những trải nghiệm trong 665 ngày làm việc của bà trên vũ trụ.

Phi hành gia kể khổ chuyện đi toilet trong vũ trụ
Bà Peggy Whitson - (Ảnh: BUSINESS INSIDER).

Trong chia sẻ, bà Whitson nói bà rất yêu công việc du hành vũ trụ, ngoại trừ việc phải đi đại tiện ở đó.

Trên ISS, phi hành gia phải sử dụng bồn cầu có nắp rộng chỉ khoảng 10cm (bồn cầu mà chúng ta hay dùng rộng khoảng 30-45cm). Ngoài ra họ phải dùng các dây ràng để buộc chặt mình vào chỗ ngồi. Điều này cũng giúp đảm bảo chất thải không bị thoát ra ngoài khi họ đang "làm nhiệm vụ".

Chất thải sau khi đại tiện sẽ được gói kỹ trong một túi nhựa và tống đi trong một đợt dọn dẹp rác thải kế tiếp. Khi chất thải quá đầy, các phi hành gia phải "đeo găng tay cao su vào và nén nó xuống".

Theo bà Peggy, đó là khi toilet của ISS hoạt động bình thường. Còn khi nó trục trặc, thi thoảng các phi hành gia còn phải xử lý cả với những cục phân trôi nổi.

Bất kể những chuyện "dở cười dở khóc" này, bà Peggy Whitson vẫn rưng rưng khi nói mình sẽ không còn trở lại vũ trụ nữa.

Phi hành gia kể khổ chuyện đi toilet trong vũ trụ
Toilet dùng trên trạm ISS - (Ảnh: NASA).

Ba năm trước, đài Al Jazeera từng phát một video phỏng vấn phi hành gia người Ý Samantha Cristoforetti giải thích về hoạt động của toilet trên ISS.

Toilet này được mang lên trạm ISS năm 2008, do Nga chế tạo với chi phí khoảng 19.000 USD. Nó có khả năng biến nước tiểu của các phi hành gia thành nước uống được.

Theo đó toilet này sử dụng một thiết bị có ống dẫn sử dụng lực hút để kéo đi phần nước tiểu và phân sau mỗi lần phi hành gia sử dụng nhà vệ sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Trung Quốc dự định vận hành trạm vũ trụ mới năm 2022

Trung Quốc dự định vận hành trạm vũ trụ mới năm 2022

Trung Quốc công bố kế hoạch đưa trạm vũ trụ mới lên quỹ đạo trong vài năm tới, Newsweek hôm 31/5 đưa tin.

Đăng ngày: 01/06/2018
Những chùm

Những chùm "pháo bông" bí ẩn trên Mặt trời

"Khoảnh khắc hiếm hoi" này được đài thiên văn Solar Dynamics chụp vào ngày 23/5 và công bố ít ngày sau đó.

Đăng ngày: 01/06/2018
Xôn xao bằng chứng mới về sự tồn tại hành tinh thứ 9

Xôn xao bằng chứng mới về sự tồn tại hành tinh thứ 9

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu cho rằng hành vi của đối tượng thiên văn Trans-Neptunian có thể là do trọng lực của hành tinh thứ 9 gây nên.

Đăng ngày: 31/05/2018
Jeff Bezos: Con người sẽ phải rời Trái đất, làm việc trên Mặt trăng

Jeff Bezos: Con người sẽ phải rời Trái đất, làm việc trên Mặt trăng

Những năm tới, nhiều ngành công nghiệp nặng sẽ được chuyển đến các hành tinh khác như Mặt trăng và thậm chí là các tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 31/05/2018
Kế hoạch chinh phục sao Kim của con người

Kế hoạch chinh phục sao Kim của con người

Sao Kim có môi trường rất khắc nghiệt nhưng vùng không gian cách mặt đất 50km có thể phù hợp cho con người sinh sống.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiết lộ sửng sốt về công nghệ nhận diện thiên hà vũ trụ

Tiết lộ sửng sốt về công nghệ nhận diện thiên hà vũ trụ

Thiên hà là đối tượng thiên văn khá phức tạp, thay đổi phát triển qua hàng tỷ năm và hình ảnh của các thiên hà có thể chỉ cung cấp ảnh chụp nhanh kịp thời.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News