Phi hành gia NASA sẽ đến Việt Nam trò chuyện với học sinh
Michael A. Baker và Josef F. Schmid (Mỹ) là hai phi hành gia sẽ đến chia sẻ về công việc và sinh hoạt trên không gian với 3.000 học sinh, sinh viên Bình Định, trong tuần lễ NASA Việt Nam.
Phi hành gia Michael A. Baker. (Ảnh: NASA)
Hoạt động dự kiến diễn ra trong hai ngày 8 và 9/6, ở Trung tâm Khám phá Khoa học và đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định, do UBND tỉnh, Hội tin học TP HCM và NASA phối hợp thực hiện. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á được NASA lựa chọn cho sự kiện này.
Ông Nguyễn Hữu Hà, Giám đốc Trung tâm Khám phá Khoa học và Đổi mới sáng tạo cho biết, chương trình nhằm tìm hiểu thêm các tiến bộ về khoa học, công nghệ của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ). Trong sự kiện, học sinh, viên viên có thể tương tác, nói chuyện trực tiếp với các phi hành gia để hiểu rõ hơn về cuộc sống, nhiệm vụ trong vũ trụ.
Sự kiện còn có sự tham gia của một số chuyên gia Việt Nam am hiểu về vật lý thiên văn, khoa học vũ trụ cùng thảo luận về lĩnh vực này.
Căn phòng mô phỏng 3 chủ đề chính: Trái đất và Mặt trời, các hành tinh anh em, Hệ Mặt trời trong lịch sử vũ trụ tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành Bình Định. (Ảnh: Trung tâm ICISE)
Bên cạnh việc thảo luận với phi hành gia, sự kiện còn có các hoạt động trải nghiệm thú vị ở Hoạt động NASA STEM như: khám phá bầu trời đêm, trải nghiệm Thực tế ảo/Thực tế tăng cường (VR/AR), xem trình diễn Drone (thiết bị không người lái) hay Trình diễn ánh sáng - Hologram Tube of Astronaut...
Các nhà khoa học cũng sẽ chia sẻ về những nghiên cứu khoa học làm sao bảo vệ Trái đất, tránh ô nhiễm môi trường, cảnh báo rủi ro va chạm với các hành tinh khác và sự sống ngoài Trái đất. Đây cũng là sự kiện truyền cảm hứng và thúc đẩy đam mê nghiên cứu khoa học, khám phá thế giới của thanh, thiếu niên.
Tuần lễ NASA tại Việt Nam được tổ chức nhằm thúc đẩy lộ trình phát triển nghiên cứu khoa học vũ trụ tại Bình Định. Tại buổi làm việc của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trước đó, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã đề xuất đưa Trung tâm Khám phá Khoa học và Đổi mới sáng tạo phát triển thành cơ sở nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ nhằm thực hiện Chiến lược phát triển và ứng dụng Khoa học Công nghệ vũ trụ của Chính phủ.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh
Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&
