Phát hiện hành tinh giống Trái đất, một nửa có thể sống được

LP 791-18 có kích thước bằng với Trái đất và cũng sở hữu một "báu vật" y hệt Trái đất - tuy chết chóc nhưng cần thiết cho sự sống.

Theo tờ Space, thứ đặc biệt đó là núi lửa. Ở Trái đất, núi lửa - một phần của hoạt động địa chất - và toàn bộ những gì gọi là hoạt động địa chất đều rất quan trọng để hành tinh duy trì một bầu khí quyển ổn định.

LP 791-18 cũng vậy. Đó là một hành tinh cực đoan bị khóa thủy triều với sao mẹ. Nhưng với những dấu hiệu đặc biệt cho thấy sự tồn tại của núi lửa, điều kỳ diệu có thể xảy ra.


Ngoại hành tinh bí ẩn LP 791-18 - (Ảnh: NASA).

Hành tinh nói trên quay quanh một ngôi sao lùn đỏ cách Trái đất khoảng 90 năm ánh sáng, ở phía Nam chòm sao Cự Tước.

Khóa thủy triều nghĩa là nó luôn chỉ quay về phía sao mẹ với một mặt duy nhất, y như cách Mặt Trăng bị khóa thủy triểu với Trái đất. Vì vậy nó có hai mặt, một mặt ban ngày, một mặt ban đêm. Cả hai mặt đều được bao phủ bởi vô số núi lửa.

Nhóm nghiên cứu dẫn dầu bởi giáo sư thiên văn học Bjorn Benneke từ Viện Nghiên cứu ngoại hành tinh ở Montreal - Canada và tiến sĩ Jessie Christiansen từ Viện Khoa học ngoại hành tinh của NASA, những người đã tìm thấy núi lửa trên LP 791-18, đặt kỳ vọng vào mặt ban đêm.

"Mặt ban ngày có lẽ sẽ quá nóng để nước lỏng tồi tại trên bề mặt. Nhưng với số lượng hoạt động núi lửa mà chúng tôi nghĩ đang tồn tại trên khắp hành tinh, có thể cho phép nước ngưng tụ ở mặt ban đêm cũng như duy trì bầu khí quyển" - tiến sĩ Benneke nói.

LP 791-18 là hành tinh thứ 3 được xác định trong hệ sao đặc biệt này. Hai hành tinh còn lại lần lượt lớn hơn Trái đất khoảng 20% và 2,5 lần. Cả ba đều được phát hiện bởi "thợ săn ngoại hành tinh" TESS của NASA.

Chắc chắn nó sẽ được nghiên cứu, vì mối tương quan giữa núi lửa và sự sống vẫn mãi là câu hỏi lớn và thú vị trong ngành sinh vật học vũ trụ.

"Ngoài khả năng cung cấp bầu khí quyển, các quá trình này có thể khuấy động các vật liệu mà nếu không có núi lửa sẽ chìm xuống và mắc kẹt trong lớp vỏ, bao gồm cả những thứ chúng ta cho là quan trọng với sự sống như carbon" - tiến sĩ Christainen nói.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tìm thấy những ngôi sao

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm

Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

Đăng ngày: 19/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News