Phi hành gia tập đi bộ sau 197 ngày sống ngoài không gian
Drew Feustel gặp khó khăn khi hoạt động trên Trái Đất sau thời gian dài sống trong môi trường vi trọng lực của Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Đoàn thám hiểm 56/57 gồm phi hành gia Serena Auñón-Chancellor (NASA), Alexander Gerst (Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA) và Sergey Prokopyev (Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos) được tàu vũ trụ Soyuz MS-09 đưa xuống Trái Đất hôm 20/12.
Drew Feustel, phi hành gia được NASA tuyển chọn năm 2000. (Ảnh: NASA).
Để chào mừng và chia sẻ với những khó khăn của các phi hành gia khi trở về Trái Đất, phi hành gia NASA Drew Feustel chia sẻ video ông tập đi khi hoàn thành chuyến thám hiểm trước đó hồi đầu tháng 10 lên mạng xã hội, theo BGR.
"Chào mừng các bạn trở về nhà, Soyuz MS-09", Feustel viết và chia sẻ hình ảnh ông nhắm mắt và tập bước đi hôm 5/10, sau khi tham gia Đoàn thám hiểm 55/56 và có 197 ngày sống trên trạm Vũ trụ Quốc tế.
"Tôi hy vọng phi hành đoàn mới hạ cánh sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều", Feustel viết.
Video do vợ của Feustel ghi lại cho thấy ông bước đi khá vất vả. Feustel cố gắng đứng thẳng, hai tay khoanh lại, nhắm mắt và tập trung giữ thăng bằng. Đây là hệ quả sau thời gian dài ông cùng các đồng nghiệp sống trong môi trường vi trọng lực trên trạm ISS.
Môi trường vi trọng lực khiến các phi hành gia thường xuyên hoạt động ở trạng thái lơ lửng. Họ cố gắng giữ cơ bắp ổn định bằng cách tập luyện đa dạng và định kỳ. Tuy nhiên, họ vẫn không thể thích ứng ngay khi tiếp xúc lại với trọng lực trên Trái Đất.
Video cho thấy phần nào những gì phi hành gia phải trải qua khi sống ngoài không gian. Việc đưa người tới sao Hỏa sẽ đòi hỏi phải chịu tình trạng vi trọng lực trong thời gian dài hơn 197 ngày rất nhiều. Các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác chuyến bay dài như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào tới cơ thể khi phi hành gia hạ cánh xuống Trái Đất hay sao Hỏa.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Tổng quan về sao Thủy
Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất.
