Phi hành gia tàu Thần Châu 14 trở về Trái đất an toàn sau 6 tháng làm việc trên vũ trụ
Các phi hành gia tàu Thần Châu 14 của Trung Quốc đã về Trái Đất an toàn sau 6 tháng làm việc trên trạm Thiên Cung, đánh dấu lần đầu Trung Quốc thay người ngay trên trạm vũ trụ.
Phi hành đoàn Thần Châu 14 đã hạ cánh xuống bãi đáp ở khu Nội Mông vào tối 4/12. Sứ mệnh này được phóng vào hôm 5/6, với nhiệm vụ xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung theo cấu trúc 3 module cơ bản, bao gồm module lõi Thiên Hòa hiện quay quanh Trái Đất và hai module Vấn Thiên và Mộng Thiên, Space đưa tin.
Phi hành gia Chen Dong (giữa), trưởng đoàn Thần Châu 14, ăn mừng sau khi hạ cánh an toàn. (Ảnh: Tân Hoa xã).
"Tôi rất may mắn được chứng kiến việc hoàn thành cấu trúc cơ bản của trạm vũ trụ Trung Quốc sau 6 tháng bận rộn ngoài không gian", phi hành gia Chen Dong, người đầu tiên rời khỏi khoang chứa, nói với CCTV.
Cơ quan Vũ trụ có Người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết 3 phi hành gia Trung Quốc đã trở về Trái Đất, sau khi nước này lần đầu tiên thay người ngay trong vũ trụ.
Các phi hành gia của Thần Châu 14 đã dành cuối tuần để bàn giao công việc cho các đồng nghiệp của sứ mệnh Thần Châu 15. Đây cũng đánh dấu lần đầu có 6 người cùng ở trên trạm vũ trụ Thiên Cung, theo South China Morning Post.
6 phi hành gia của sứ mệnh Thần Châu 14 và Thần Châu 15 tại trạm Thiên Cung. (Ảnh: CMSA).
Trung Quốc hôm 29/11 đã phóng tàu Thần Châu 15 đưa 3 phi hành gia lên quỹ đạo để thực hiện sứ mệnh cuối trong kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung. Trong khi đó, sứ mệnh Thần Châu 16 sẽ ở chế độ chờ, và sẽ phóng lên trạm Thiên Cung trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp.
Trung Quốc có kế hoạch giữ trạm Thiên Cung hoạt động ít nhất 10 năm nữa, và kỳ vọng có các sứ mệnh thương mại trong vài năm tới.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Cách để "thức cả đêm" mà không mệt mỏi theo kinh nghiệm của NASA
Các phi hành gia lẫn vô số chuyên gia, kỹ sư của NASA thường xuyên phải làm việc trong điều kiện căng thẳng và đây là cách để họ vượt qua cơn buồn ngủ.
