Phi hành gia tương lai có thể ngủ đông trong những nhiệm vụ không gian dài hạn

Việc ngủ đông trong nhiệm vụ không gian dài hạn có thể giúp phi hành gia giữ sức khỏe, giảm tiêu thụ thức ăn, nước và không khí. Khi ngủ trong môi trường không gian, phi hành gia sẽ bị giảm nhịp đập của tim và hệ thống thở, giảm nhu cầu đốt cháy calo và giảm lượng cần thiết để duy trì sức khỏe.

NASA đang nghiên cứu trạng thái ngủ đông nhằm phát triển biện pháp giúp phi hành gia có thể làm như vậy trong tương lai. Cơ quan này đã trao một khoản tài trợ cho Kelly Drew, giáo sư hóa học và hóa sinh tại Đại học Alaska, người đã nghiên cứu động vật ngủ đông hơn hai thập kỷ. Drew đang tìm hiểu quá trình ngủ đông của sóc đất Bắc Cực, Space hôm 10/2 đưa tin.


Sóc đất Bắc Cực trong phòng thí nghiệm của giáo sư Kelly Drew tại Đại học Alaska, Fairbanks. (Ảnh: Todd Paris/Đại học Alaska).

Ngủ đông rất khác với giấc ngủ thông thường. Khi ngủ, bộ não vẫn hoạt động tích cực. Tuy nhiên, khi ngủ đông, hoạt động của não hoàn toàn chậm lại. Thân nhiệt của động vật ngủ đông cũng giảm xuống, một số trường hợp thậm chí gần chạm điểm đóng băng, các tế bào ngừng phân chia và nhịp tim giảm xuống còn hai nhịp mỗi phút.

Lúc thức dậy, động vật ngủ đông cũng không gặp bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào. Tuy nhiên, điều tương tự không xảy ra với những người tỉnh dậy sau một thời gian dài hôn mê hoặc nằm liệt giường. Những người này, tương tự phi hành gia trong môi trường vi trọng lực, sẽ phải chịu nhiều tác dụng phụ do cơ thể không hoạt động tích cực. Các tác dụng phụ bao gồm giảm cơ, loãng xương, suy thoái nội tạng.

"Nghiên cứu mới có thể hỗ trợ các nhiệm vụ tương lai, kích hoạt trạng thái ngủ đông y học cho các nhiệm vụ không gian dài hạn, bảo vệ phi hành gia khỏi tình trạng sốt cabin, bức xạ ion hóa và nhiều vấn đề khác. Nghiên cứu cũng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa mất cơ và loãng xương ở môi trường không trọng lực", NASA cho biết.

Trong tương lai, thay vì để các phi hành gia ngồi nhiều tháng trong một con tàu nhỏ bay đến sao Hỏa, tiêu thụ thức ăn, nước, không khí, và dần yếu đi do không hoạt động nhiều ở môi trường vi trọng lực, một phần của phi hành đoàn có thể được đưa vào trạng thái ngủ đông. Các phi hành gia ngủ đông không cần thức ăn hay nước uống, tiêu thụ ít không khí và sẽ thức dậy với xương và cơ bắp tốt hơn nhiều so với những người đồng hành còn thức.

Ngủ đông cũng có thể hữu ích trong lĩnh vực y tế, giúp bảo vệ bệnh nhân khỏi các tình trạng nguy hiểm như đau tim và đột quỵ. "Những bệnh nhân đột quỵ hoặc đau tim có thể được đưa vào trạng thái ngủ đông y học để làm chậm quá trình trao đổi chất cho đến khi được đưa đến bệnh viện phù hợp", NASA cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Đăng ngày: 09/04/2025
Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Các nhà thiên văn học đã khám phá một vật thể trong vũ trụ, cho rằng đó là sao neutron, song một giả thuyết khác đã được đưa ra về ngôi sao lạ này.

Đăng ngày: 07/04/2025
Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống

Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống

Sử dụng dữ liệu từ tàu LRO, các chuyên gia NASA nhận thấy nhiệt độ trong hố trũng ở vùng Mare Tranquilitatis trên Mặt trăng chỉ khoảng 17 độ C.

Đăng ngày: 06/04/2025
NASA tiết lộ bầy robot

NASA tiết lộ bầy robot "sứ giả" đi gặp sinh vật ngoài hành tinh

Giữ vững niềm tin về thế giới sự sống ẩn mình trong đại dương ngoài hành tinh của Enceladus hay Europa, NASA đã phát triển một bầy robot nhỏ bé, bơi lội giỏi để chuẩn bị cho các nhiệm vụ đặc biệt.

Đăng ngày: 06/04/2025
NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ

NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ

Giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 29/6 cho biết cơ quan này sẽ công bố "hình ảnh sâu nhất về vũ trụ" do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại.

Đăng ngày: 06/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News