Phòng bệnh cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm (cúm A/H5N1) do virus cúm A/H5N1 gây ra, là bệnh rất dễ lây lan, dễ tái phát, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên có thể gây chết người và chết gia cầm hàng loạt, vì vậy chúng ta cần phải hết sức đề phòng trước sự tái phát của cúm A/H5N1 tại nước ta.

Đường lây cúm A/H5N1 sang người

Virus cúm A/H5N1 có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc bất kỳ bộ phận nào của gia cầm bị bệnh (bao gồm cả phân và lông). Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua các đường sau:

- Qua tiếp xúc trực tiếp như: giết mổ, vận chuyển, mua bán hoặc cầm, sờ vào gia cầm bị nhiễm bệnh.

- Qua ăn, uống:

  • Thịt và các sản phẩm gia cầm bị nhiễm bệnh.
  • Thịt và các sản phẩm của gia cầm không được nấu chín kỹ như trứng, tiết canh...

Các dấu hiệu của cúm A/H5N1 ở người: Người bị cúm A/H5N1 thường có những dấu hiệu sau:

  • Sốt cao đột ngột (trên 38OC).
  • Đau đầu.
  • Đau nhức cơ.
  • Ho khan.
  • Đau họng.
  • Mệt mỏi rã rời.
  • Tiêu chảy.

Bệnh thường diễn biến rất nhanh gây khó thở, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Mỗi người chúng ta cần phải nhận thức: Cúm H5N1 rất nguy hiểm đối với người và gia cầm để phòng tránh
Cách phòng bệnh ở người

Mọi người cần chủ động phòng bị nhiễm cúm A/H5N1 bằng cách thực hiện 4 biện pháp cơ bản sau:

1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến và nấu ăn, sau khi tiếp xúc với gia cầm và sau khi đi vệ sinh.

- Che miệng bằng khăn giấy hoặc bằng tay khi ho và hắt hơi. Sau đó rửa tay bằng xà phòng.

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm sống và khi giết mổ gia cầm.

- Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia cầm mắc bệnh hoặc gia cầm chết.

- Chỉ ăn thịt và các sản phẩm từ gia cầm đã được kiểm dịch và có nguồn gốc tin cậy.

- Dùng dao, thớt riêng khi thái thịt sống và thịt chín.

- Nấu chín kỹ gia cầm và các sản phẩm gia cầm. Không ăn thịt chưa chín, trứng sống, trứng lòng đào và tiết canh.

- Rửa vỏ trứng bằng nước xà phòng trước khi nấu và sau đó rửa tay bằng xà phòng.

2. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với gia cầm khi chăn nuôi tại hộ gia đình

Nguy cơ lây nhiễm lớn nhất là qua tiếp xúc, giết mổ gia cầm sống bị nhiễm bệnh, vì vậy khi chăn nuôi ở hộ gia đình cần:

- Không nuôi gia cầm trong nhà.

- Hạn chế số người trong gia đình tiếp xúc với gia cầm, đặc biệt là trẻ em.

- Không cho trẻ em chơi với gia cầm.

- Cách ly trẻ em, phụ nữ có thai và người ốm khỏi gia cầm, chim. Không cho họ thu nhặt trứng.

- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm.

- Khi làm việc ở nơi chăn nuôi gia cầm cần dùng khẩu trang để che mũi, miệng.

- Đeo khẩu trang khi quét dọn sân, vườn.

- Tiêu hủy chất thải gia cầm một cách an toàn xa nơi chăn nuôi và sinh hoạt. Đốt hoặc chôn chất thải gia cầm sâu dưới đất để gà, chó, mèo không bới lên được.

- Để giày, dép bên ngoài cửa và thường xuyên rửa sạch giày, dép bằng nước và xà phòng hằng ngày.

- Phát hiện sớm và thông báo cho cán bộ thú y khi thấy gia cầm ốm và chết. Cố gắng không giết mổ gia cầm tại nhà. Nếu phải giết mổ gia cầm tại nhà thì phải thực hiện các bước giết mổ gia cầm an toàn như sau:

- Đeo khẩu trang che mũi và miệng.

- Đeo găng tay.

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm sống và khi giết mổ gia cầm (Ảnh: dhs.ca.gov)

- Cẩn thận để tránh tiếp xúc tối đa với chất thải, lông, máu và lòng, ruột gia cầm.

- Rửa tay bằng xà phòng thật kỹ sau khi giết mổ gia cầm.

- Cọ, rửa sạch nơi giết mổ gia cầm bằng nước xà phòng.

- Rửa tay lại bằng xà phòng.

3. Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh

  • Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
  • Có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể, giữ ấm cơ thể.

4. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị khi có hiện tượng như sốt cao trên 38OC, ho, đau ngực, khó thở, đau cơ, đau đầu và mệt mỏi sau khi có tiếp xúc với gia cầm.

Các hộ gia đình và cơ sở chăn nuôi cần tuân thủ đầy đủ các qui định về chăn nuôi, quản lý chuồng trại, vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm. (xem phần tiếp theo: Các biện pháp phòng cúm gia cầm trong chăn nuôi).

BS LÊ XUÂN THỦY (Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương)

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News