Phòng ngộ độc thực phẩm từ thịt, trứng

Nhức đầu, sốt, co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và ói là biểu hiện điển hình khi nhiễm khuẩn Salmonella. Đây là loại vi khuẩn độc hại tìm thấy nhiều trong trứng và thịt sống.

Phòng ngộ độc thực phẩm từ thịt, trứng

Phân biệt nhiễm khuẩn salmonella với ngộ độc thực phẩm khác?

Không dễ để phân biệt bệnh này. Salmonella thường gây ra những triệu chứng khá điển hình như nôn, sốt và tiêu chảy. Hiện tượng này thường gặp sau 12 tiếng ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể phải 3 ngày sau đó mới xuất hiện triệu chứng. Tiêu chảy thường có máu và dạ dày cũng co thắt dữ dội.

Những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe?

Khoảng hơn 1% số người bị nhiễm khuẩn salmonella mang mầm bệnh kéo dài tới 8 tuần. Khi đó, nó sẽ gây viêm khớp 2-3 tuần sau khi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể và có thể gây ra tình trạng bất dung nạp thực phẩm.

Điều trị nhiễm khuẩn salmonella như thế nào?

Kháng sinh không hiệu quả và việc điều trị thường chỉ là chống mất nước. Khuẩn này gây ra tình trạng suy kiệt nước trong cơ thể. Vậy nên việc quan trọng là uống ít một nhưng thường xuyên, sử dụng các loại nước uống do bác sĩ chỉ định. Tránh ăn các thực phẩm, ngoại trừ cơm và bánh mỳ trắng. Hạ sốt bằng paracetamol.

Mọi người ăn thực phẩm có khuẩn này đều nhiễm bệnh?

Những ảnh hưởng của khuẩn salmonella phụ thuộc vào hệ miễn dịch của từng cơ thể. Nó thường nặng, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng đối với trẻ nhỏ, người già hay những người có hệ miễn dịch yếu. Những ảnh hưởng này có thể chỉ là biểu hiện ngộ độc thực phẩm vừa phải nhưng cũng có thể gây ngộ độc máu.

Ăn trứng như thế nào để đảm bảo không nhiễm khuẩn salmonella?

Salmonella thường trú ngụ trong trứng hay thịt. Để diệt khuẩn trong trứng, trứng cần được luộc sôi ít nhất 5 phút và bất kỳ loại thịt nào cũng cần được nấu chín kỹ.

Có những cách nào để ngăn ngừa nhiễm khuẩn?

Vệ sinh thực phẩm là yếu tố quyết định, đặc biệt là tách riêng giữa thịt, trứng sống với các thực phẩm đã nấu chín. Trẻ nhỏ cần luôn được rửa tay sạch sẽ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News