Phù thủy diệt chuột

Với chiếc bẫy không cần mồi, một người nông dân đã tiêu diệt hàng triệu con chuột đáng ghét, từ chuột nhà đến chuột đồng, chuột cống. Ông được mệnh danh là "phù thủy" diệt chuột.

"Vua diệt chuột", "Giáo sư" hay "Phù thủy diệt chuột" là những cái tên ưu ái mà nhiều người ở xóm 9, thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội dành cho ông Trần Quang Thiều bởi khả năng diệt chuột trên mọi địa hình với chiếc bẫy không cần mồi mà ông tạo ra.

Trước đây như bao người làm nghề nông khác, nguồn thu nhập chính của gia đình ông Thiều chủ yếu dựa vào hạt thóc, nhưng dù cố gắng đến mấy, làm lụng từ sáng đến tối, năm nào ruộng lúa nhà ông và hàng xóm bị chuột phá tan tành, năm được mùa, năm mất.

Giờ sống trong căn nhà khang trang trên miếng đất rộng hàng trăm mét vuông, vợ chồng ông vẫn nhớ như in quãng thời gian vất vả hồi đó. “Chúng tôi xây dựng cơ ngơi từ hai bàn tay trắng bằng chính sức lực trí tuệ của mình với việc bán bán bẫy chuột”, ông Thiều nói.

Phù thủy diệt chuột
Ông Trần Quang Thiều thử nghiệm độ nhạy của
chiếc bẫy chuột bằng tờ giấy thay vì con chuột.

Đầu năm 2000, người dân tín nhiệm bầu ông Trần Quang Thiều làm đội trưởng sản xuất và phó thôn, ông có nhiệm vụ mua một cân thóc giống siêu nguyên chủng về thôn cho các hộ dân cấy, đây là giống lúa hứa hẹn mang lại năng suất cao, vì thế người dân rất hào hứng canh tác. "Nhưng khi vừa gieo mạ, lũ chuột từ đâu kéo tới phá tan hoang. Đến ngày thứ hai tôi lo quá nên quyết tâm phục thù lũ chuột", ông Thiều kể lại. Vụ cấy năm đó, thiệt hại do lũ chuột gây ra cho người dân quê ông ước tính tới 10%.

"Cũng từ đó, tôi luôn nung nấu làm thế nào để xóa sổ bọn chuột. Tôi không muốn nhìn cảnh bà con chịu cảnh mất mùa. Cứu họ cũng là cứu gia đình tôi", ông Thiều, 59 tuổi chia sẻ.

Quyết tiêu diệt những con vật phá hoại, ông Thiều ra chợ tìm mua đủ loại bẫy chuột về đặt, nhưng loài gặm nhấm này vẫn "bình thản" đi qua bẫy, thả sức phá cánh đồng lúa và hoa màu của dân làng. Không chịu thua cuộc, ông liền mai phục ngày đêm ở ruộng quan sát từng "đường đi nước bước" của chúng.

Sau vài năm quan sát, ông phát hiện ra rằng chuột chỉ ăn mồi sống, không thích mồi chết. "Tôi để nhái sống, con chuột liền vồ lấy ngay. Tôi cũng thử một con cua sống và con cua chết đặt ở hai bẫy, chuột chỉ thích cua sống. Mồi tĩnh chúng không ăn", ông Thiều phân tích.

Cũng nhờ miệt mài quan sát, ông Thiều phát hiện ra đặc tính di chuyển của chuột để từ đó tấn công tiêu diệt chúng. "Bọn chuột không thông minh như ta nghĩ đâu. Nó chỉ đi và về theo một đường thôi. Tìm ra đường đi của chúng, đặt bẫy ở đó, đảm bảo không con nào thoát".

Cũng theo "phủ thủy", chuột hoạt động mạnh ở những khoảng thời gian nhất định, từ chập tối đến 21 giờ và từ 3 đến 5 giờ sáng ngày hôm sau đến sáng.

Phù thủy diệt chuột
Chiếc bẫy chuột ngoài thị trường (bên trái) và chiếc bẫy chuột của ông Thiều. (Ảnh: H.T)

Đến nay, "Giáo sư diệt chuột" chỉ cần nghe tiếng kêu hoặc xem đường chạy của chuột là biết giống chuột nào, thích ăn mồi gì. Ông nói đã bắt và định dạng 38 loài chuột (trong tài liệu sách khoa học phân 43 loài) và nắm rõ từng đặc điểm của nó.

"Chuột đuôi dài hoạt động trong nhà là chính, chuột ngoài đồng đuôi và thân dài bằng nhau, còn chuột leo được là đuôi dài hơn thân, chuột cống trong nhà không leo được, chỉ chạy dưới đất và có đuôi ngắn hơn thân, còn chuột đất ngoài đồng đuôi ngắn hơn thân".

Ông kỳ công ghi chi tiết phân ra 38 loài chuột và nhận thấy mỗi loài có đặc điểm riêng. Chuột đồng hoạt động từ sẩm tối đến 3 giờ sáng hôm sau. Chuột rừng gò đồi hoạt động cả ngày, đi thành đàn 4-5 con và chuột nước thì đi đơn lẻ.

"Những thông tin trên về loài chuột không phải chuyên gia nào cũng biết, trong một lần ở hội thảo do Bộ Nông nghiệp tổ chức, sau khi nghe tôi trình bày đặc điểm của chuột và cách diệt chuột, nhiều diễn giả trong và ngoài nước rất ngạc nhiên và khâm phục", ông nói. Một số người nước ngoài còn ngỏ ý mời ông sang diệt chuột cho các nước châu Á.

Nắm rõ đường đi, tập tính và đặc điểm của từng con chuột, ông Thiều lại nghĩ cách tìm "vũ khí" tiêu diệt chúng. Trước tiên, ông nghiên cứu bẫy bán trên thị trường và phát hiện những điểm theo ông là hạn chế như: lò so yếu, vành bẫy rộng và hay chệch khớp, móc mồi ngắn và không nhạy nên chuột chạy sang phải, trái hay kéo về phía sau đều không sập bẫy và bẫy mồi cài rộng quá nên khi sập xuống, chuột nhỏ sẽ nằm trong bẫy nhưng rồi chạy thoát, chiếc bẫy lại rất tốn mồi.

Từ đó, ông cải tiến nhược điểm trên thành bẫy hình bán nguyệt bầu dục. Bẫy làm bằng thép, kích thước nhỏ, có quả đối trọng bằng xốp ở giữa, lò xo khỏe. Bẫy được đặt trên dấu vết đường đi của chuột. Con chuột chỉ chạm nhẹ vào là bẫy sập. "Đã dính là không thể thoát", ông Thiều "phù thủy" khẳng định.

Phù thủy diệt chuột
Biểu đồ chu kỳ hoạt động của các loài chuột mà ông Trần Quang
Thiều ghi lại để đặt bẫy diệt chúng hiệu quả hơn. (Ảnh: H.T)

Nhờ kích thước nhỏ gọn, chiếc bẫy diệt chuột mà ông Thiều chế ra có thể đặt ở bất cứ địa hình nào trên dây, cây, mặt đất, mặt nước.

Nhưng một hôm, có một bác hơn 70 tuổi gọi điện cho ông Thiều lúc 1h sáng, nói những lời lẽ rất nặng chửi mắng người tạo ra chiếc bẫy làm ông ấy bị kẹp tay. Suốt đêm đó ông Thiều không ngủ, và ông nghĩ ra thiết bị là chốt an toàn cho người sử dụng.

Sau nhiều năm, chiếc bẫy chuột của ông ngày càng hoàn thiện. Chốt an toàn tránh nguy cơ bị kẹp tay cho người sử dụng. Điều đặc biệt, chiếc bẫy của ông không cần dùng mồi.

Cách sử dụng bẫy chuột của ông Thiều rất đơn giản, ai cũng có thể dùng được. So với các loại bẫy chuột bán nguyệt truyền thống, bẫy chuột cải tiến của ông Thiều có hiệu suất diệt chuột cao hơn đến 90%, ông tự tin nói.

Hơn 10 năm nghiên cứu, tất cả những gì quan sát được, ông Trần Quang Thiều đều ghi chép tỷ mỷ thành cuốn sách lên đến hơn một nghìn trang. Ông mô tả chi tiết các đặc tính hoạt động của chuột đực hay cái; chuột nhà hay chuột cống..., cùng những thời điểm và cách đặt bẫy thích hợp để tiêu diệt chúng.

Hàng năm, ông đều được cơ quan chức năng địa phương ở các tỉnh mời đến giảng dạy cho bà con nông dân cách diệt chuột. Không chỉ trong nước biết đến tài phục tài bắt chuột của ông, một vài công ty nước ngoài thuê ông sang Thái Lan, Trung Quốc giúp họ diệt chuột. Mỗi chiếc bẫy ông làm có giá từ 9.500 đến 17.500 đồng.

“Tôi không nhớ mình đã diệt bao nhiêu con chuột, có lẽ lên đến hàng triệu con chuột chết dưới tay tôi. Tôi vui vì giúp bà con nông dân có mùa màng bội thu. Bản thân tôi lại có thêm thu nhập”, ông Thiều, giờ là chủ một công ty sản xuất bẫy chuột với lượng bán ra hàng năm lên đến 5 triệu chiếc, nói.

Với tính hữu ích của bẫy chuột không cần mồi, ông Trần Quang Thiều nhận nhiều giải thưởng như giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ X và được tặng Bằng khen của Thủ tướng. Ông cũng vừa được mời lên truyền hình trong chương trình "Nhà sáng chế", giới thiệu các phát minh hữu ích và thiết thực đến mọi người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News