Phục dựng chân dung nhà thiên văn học Copernicus

Lần đầu tiên sau hơn 400 năm, các nhà nghiên cứu có thể dựng lại gương mặt của cha đẻ thuyết nhật tâm dựa vào một hộp sọ ở Ba Lan.

Nicolaus Copernicus, nhà thiên văn học người Ba Lan sinh năm 1473, đã cách mạng hóa nghiên cứu về hành tinh khi cho rằng Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Các nhà khoa học phục dựng gương mặt của Copernicus hơn 400 năm sau khi bức chân dung tự họa duy nhất của ông bị phá hủy trong một vụ hỏa hoạn vào năm 1597. Hình ảnh mới hé lộ dáng vẻ của nhà thiên văn học nổi tiếng lúc ông qua đời ở tuổi 70 năm 1543, Mail hôm 26/3 đưa tin.

Phục dựng chân dung nhà thiên văn học Copernicus
Hình ảnh gương mặt phục dựng (trái) và tranh chân dung sau khi chết của Copernicus (phải). (Ảnh: Cicero Moraes).

Gương mặt của Copernicus là một trong những bí ẩn kéo dài trong lịch sử khoa học. Ông là người đầu tiên đưa ra thuyết nhật tâm, đặt Mặt Trời ở trung tâm của hệ sao. Vào thời đó, giả thuyết này đi ngược với giáo lý của Giáo hội Công giáo La Mã và các nghiên cứu của Copernicus bị cấm lưu hành sau khi ông chết. Dù nổi tiếng, mọi chân dung còn sót lại của Copernicus đều được tạo ra sau khi nhà thiên văn học qua đời, dựa trên bức chân dung tự họa bị phá hủy từ lâu. Vì vậy, không ai biết chắc Copernicus thực sự có giống những bức tranh đó hay không.

"Một vấn đề về các nhân vật lịch sử là xác định chân dung còn sót lại ngày nay có mô tả đúng người thực hay không. Trong trường hợp Copernicus, theo tôi biết, không có bức chân dung nguyên vẹn nào được vẽ khi ông còn sống", Cicero Moraes, tác giả của nghiên cứu mới, cho biết.

Để khám phá bí ẩn từ 400 năm trước, Moraes phục dựng một gương mặt kỹ thuật số dựa trên hộp sọ được cho là thuộc về Copernicus. Các nhà nghiên cứu phát hiện hài cốt vào năm 2005 bên dưới nhà thờ Frombork ở Ba Lan, nơi Copernicus sinh sống, làm việc và qua đời. Do thiếu xương hàm, đầu tiên Moraes sử dụng dữ liệu chụp cắt lớp vi tính để dựng lại hộp sọ hoàn chỉnh. "Sau khi dựng xong hộp sọ, tôi tiến hành ước chừng gương mặt, bao gồm dùng dữ liệu từ kết quả đo trên người sống để rút ra gương mặt tương thích với hộp sọ", Moraes nói.

Đặc biệt, hình ảnh phục dựng kỹ thuật số trùng khớp gần như hoàn hảo với một trong những chân dung nổi tiếng nhất của Copernicus. Cả hai đều khắc họa xương hàm vuông vức, gò má cao và hình dáng mũi tương tự.

Dù các nhà khảo cổ học phát hiện hộp sọ gần như chắc chắn 100% đó là Copernicus, nhiều chuyên gia không dám chắc. Theo nhóm khảo cổ, sợi tóc lấy từ một cuốn sách được cho thuộc về Copernicus trùng khớp về ADN với hài cốt. Tuy nhiên, nguồn gốc của hộp sọ vẫn khiến một số chuyên gia băn khoăn liệu nó có thực sự thuộc về nhà khoa học nổi tiếng hay không. Theo Moraes, hình ảnh phục dựng của ông có thể giúp giải quyết cuộc tranh luận. Sự tương đồng giữa hình ảnh phục dựng và tranh chân dung chỉ ra chân dung chuẩn xác và hộp sọ là của Copernicus.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao người tiền sử biến mất, người hiện đại phát triển tới ngày hôm nay?

Vì sao người tiền sử biến mất, người hiện đại phát triển tới ngày hôm nay?

Con người ngày nay thống trị thế giới, trong khi họ hàng gần nhất của chúng ta là người Neanderthal lại tuyệt chủng. Câu trả lời đáng ngạc nhiên, hoàn toàn không phải do trí thông minh.

Đăng ngày: 28/03/2024
Phát hiện tàn tích gây choáng váng của sinh vật 3,5 tỉ tuổi

Phát hiện tàn tích gây choáng váng của sinh vật 3,5 tỉ tuổi

Thế giới bí ẩn 3,5 tỉ năm trước với những sinh vật sống sơ khai nhất hành tinh trên một siêu lục địa đã mất vừa được " vén màn".

Đăng ngày: 28/03/2024
Phát hiện bến cảng 2.400 tuổi chôn vùi dưới Biển Đen

Phát hiện bến cảng 2.400 tuổi chôn vùi dưới Biển Đen

Cuộc khai quật dưới nước đầu tiên ở biển Đen đã tiết lộ tàn tích của Kerpe, một bến cảng trù phú suốt các thời kỳ La Mã, Byzantine và Genoa.

Đăng ngày: 27/03/2024
Khai quật 63 ngôi mộ cổ, hé lộ tục hỏa táng thời kỳ đồ đá mới

Khai quật 63 ngôi mộ cổ, hé lộ tục hỏa táng thời kỳ đồ đá mới

Các nhà khảo cổ ở Pháp đã khai quật một địa điểm thời kỳ đồ đá mới chứa 63 ngôi mộ và hàng trăm công trình kiến trúc cũng như hiện vật sở hữu của con người trong khoảng 4.000 năm.

Đăng ngày: 26/03/2024
Bộ xương 6.000 năm tuổi lộ ra khi khởi công nhà máy chip

Bộ xương 6.000 năm tuổi lộ ra khi khởi công nhà máy chip

Nhà máy bán dẫn mới trị giá hàng tỷ USD của Intel ở Đức đã giúp các nhà khảo cổ tìm thấy 2 ngôi mộ thời tiền sử từ lễ hiến tế con người.

Đăng ngày: 26/03/2024

"Tái sinh ma cà rồng": Bí ẩn hài cốt ngậm gạch thế kỷ XVI

Một " ma cà rồng" thế kỷ 16 chôn cùng viên gạch đá trong miệng được phục dựng nhờ nghiên cứu của một chuyên gia về tái tạo gương mặt.

Đăng ngày: 26/03/2024
Tìm thấy 5 thuyền cổ nhất ở biển Địa Trung Hải

Tìm thấy 5 thuyền cổ nhất ở biển Địa Trung Hải

Năm chiếc thuyền được tìm thấy dưới đáy biển Địa Trung Hải đã được sử dụng hơn 7.000 năm trước để đánh cá bởi những người sống ở một ngôi làng thời kỳ đồ đá mới gần Rome (Ý) ngày nay.

Đăng ngày: 25/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News