Phục dựng gương mặt người đàn ông sống cách đây gần 10.000 năm trước

Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc dựng lại gương mặt của một người đàn ông sống ở Brazil cách đây khoảng 9.600 năm. 

Năm 1997, các nhà khảo cổ học khai quật một bộ xương chôn trong tư thế bào thaiToca dos Coqueiros, di chỉ trong vườn quốc gia Serra da Capivara, Brazil. Dựa trên kích thước và hình dáng hộp sọ, họ xác định hài cốt là nữ giới và đặt tên là Zuzu. Nhưng kết quả phân loại đó vẫn gây tranh cãi và nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người chết là nam giới. Một hình ảnh phỏng đoán gương mặt dựa trên hộp sọ 9.600 năm có thể khiến tranh cãi đi tới hồi kết.

Phục dựng gương mặt người đàn ông sống cách đây gần 10.000 năm trước
Hai hình ảnh phỏng đoán gương mặt của Zuzu. (Ảnh: Moacir Elias Santos và Cícero Moraes).

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu chụp hàng chục bức ảnh từ nhiều góc khác nhau của hộp sọ trưng bày ở Bảo tàng Tự nhiên tại Paraná, Brazil. Sử dụng phép quang trắc, họ kết hợp 57 bức ảnh bằng kỹ thuật số để tạo ra mô hình 3D ảo của hộp sọ, hé lộ gương mặt của người chết, Live Science hôm 14/2 đưa tin.

"Tìm cách phục dựng hình dáng của một cá nhân sống cách đây hàng nghìn năm là cách đưa họ về thời nay", Moacir Elias Santos, nhà khảo cổ học ở Bảo tàng Lịch sử Ciro Flamarion Cardoso, Brazil, chia sẻ. "Mối quan tâm chính của chúng tôi là nhìn thấy gương mặt của Zuzu. Bộ hài cốt này là một trong những phát hiện quan trọng nhất ở vườn quốc gia Serra da Capivara".

Để tiến hành nghiên cứu, Santos và cộng sự sử dụng chụp cắt lớp vi tính (CT scan) từ người hiến và ứng dụng thông tin để điều chỉnh cấu trúc hộp sọ, bao gồm vật đánh dấu độ dày mô, theo Cícero Moraes, chuyên gia đồ họa người Brazi. "Chúng tôi điều chỉnh cấu trúc hộp sọ để biến đổi hộp sọ của người hiến theo thể tích gần tương đương hộp sọ của Zuzu", Moraes giải thích. "Khi chúng tôi làm vậy, mô mềm cũng được chỉnh theo và kết quả là gương mặt đúng như mong đợi, phù hợp với đời sống của Zuzu".

Nhóm nghiên cứu tạo ra hai kết quả, cả hai đều mô tả một người đàn ông trẻ với cánh mũi bè và miệng rộng. Một trong số các phỏng đoán bao gồm tóc và lông mày dựa trên thông tin do người hiến tặng cung cấp. Hình ảnh Zuzu nhắm mắt và trên đầu không có tóc cũng là phỏng đoán. Do gương mặt kỹ thuật số "hơi gầy", nhóm nhóm nghiên cứu thu gọn hàm dưới để phù hợp với khoảng trống do một số chiếc răng bị mất gây ra. Bức ảnh có tông màu xám do không có thông tin chính xác về màu da của người chết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện miếng vàng bọc thủy tinh niên đại hơn 1.600 năm

Phát hiện miếng vàng bọc thủy tinh niên đại hơn 1.600 năm

Mảnh thủy tinh vàng, nhiều khả năng từng là đáy của một chiếc cốc uống nước, khắc họa chân dung tinh xảo của nữ thần Roma.

Đăng ngày: 16/02/2023
Tìm ra ra cách con người lần đầu tiên định cư ở siêu lục địa

Tìm ra ra cách con người lần đầu tiên định cư ở siêu lục địa

Cách đây khoảng 75.000 đến 50.000 năm, con người bắt đầu tìm đường đi xuyên qua siêu lục địa Sahul, một vùng đất rộng lớn nối liền những nơi ngày nay là Úc, Tasmania, New Guinea và quần đảo Aru.

Đăng ngày: 15/02/2023
Vén màn bí ẩn

Vén màn bí ẩn "khủng long lai đại bàng, cá sấu" hơn 200 triệu tuổi

Các kỹ thuật mới đã giúp giới cổ sinh vật học giải mã nhiều bí ẩn còn tồn động về Aetosaur, sinh vật dài khoảng 6 m của kỷ Tam Điệp, trông như sản phẩm hỗn hợp của khủng long, đại bàng, cá sấu.

Đăng ngày: 14/02/2023
Phát hiện sốc:

Phát hiện sốc: "Đồ công nghệ" 3 triệu tuổi không phải con người làm ra

Các loại công cụ được chế tạo với công nghệ vượt bậc từ 3 triệu năm trước đã được tìm thấy ở bên hồ Victoria, châu Phi.

Đăng ngày: 13/02/2023
Kubanochoerus gigas: Loài lợn cổ xưa có sừng giống như kỳ lân trong thần thoại

Kubanochoerus gigas: Loài lợn cổ xưa có sừng giống như kỳ lân trong thần thoại

Kubanochoerus gigas là một loài lợn cổ đại từng sống tại miền nam Nga và Trung Quốc. Loài này được đặt tên theo sừng mọc ra từ giữa trán, vì vậy được gọi là lợn kỳ lân.

Đăng ngày: 12/02/2023
Trung Quốc dùng tia vũ trụ

Trung Quốc dùng tia vũ trụ "quét" tường thành 700 năm tuổi

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện những đoạn có mật độ bất thường trên tường thành nhà Minh do hoàng đế Chu Nguyên Chương xây dựng.

Đăng ngày: 11/02/2023
Giải mã mật thư thất lạc của Nữ hoàng Mary sau 4 thế kỷ

Giải mã mật thư thất lạc của Nữ hoàng Mary sau 4 thế kỷ

Tài liệu mã hóa vốn được cho là văn bản tiếng Italy, nằm sâu trong thư viện quốc gia Pháp. Chúng sau đó được giải mã và phát hiện là thư của Nữ hoàng Mary viết vào thế kỷ XVI.

Đăng ngày: 11/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News