Poveglia - Hòn đảo bị đồn có nhiều ma nhất thế giới
Người dân nơi đây kể rằng đôi khi họ vẫn còn nghe thấy tiếng kêu gào thảm thiết của những người bị thiêu sống dù chỉ mới chớm sốt nhẹ chứ chưa phát bệnh.
Đảo Poveglia. Địa chỉ: Nằm giữa Venice và Lido trong phá Venezia, phía Bắc nước Italy.
Poveglia được dân gian ưu ái đặt danh hiệu “hòn đảo nhiều ma nhất thế giới” - nơi mà thậm chí các nhà nghiên cứu hiện tượng tâm linh còn cảm thấy khiếp sợ khi ghé thăm. Không phải nói ngoa khi nhận xét Poveglia chính là hòn đảo đáng sợ nhất Trái đất!
Điều đặc biệt là chỉ nằm cách Venice khoảng 15km, nhưng Poveglia bị bỏ hoang, với nhiều lời đồn đại. (Ảnh: Telegraph).
Hòn đảo nhỏ bé chỉ rộng vỏn vẹn 6 héc-ta nhưng phần phía Bắc vẫn hoàn toàn bị bỏ hoang dù cho đó là vị trí đắc địa cho các hoạt động du lịch thương mại. Người dân nơi đây đều khẳng định chắc nịch với chúng tôi rằng có cho vàng bạc châu báu họ cũng chẳng dám ở chứ đừng nói đến thiết tha, mặn mà việc phục hồi cải tạo những công trình kiến trúc bỏ hoang ở đó.
Cũng khó trách họ vì ngay từ những giây phút đặt chân lên đảo, chúng tôi đã cảm thấy bầu không khí nơi đây lạnh lẽo hơn bình thường với cảm giác khó thở, nặng nề kéo theo từng bước chân, nơi này hẳn đã mang trong nó rất nhiều đau thương trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại.
Kể từ năm 421, người Italy cổ đã chạy đến Poveglia để lánh nạn khỏi những cuộc xâm lược man rợ. Sau đó tương truyền rằng đế quốc La Mã đã dùng hòn đảo này như mồ chôn tập thể cho bất kì ai mắc bệnh truyền nhiễm thời đó.
Đến thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên, dân số trên đảo đạt đến đỉnh điểm và dần dần trở thành thiên đường cho những kẻ trốn thuế. Vào năm 1379 sau Công nguyên, chiến tranh lại một lần nữa xảy ra và lần này, hòn đảo đã bị ảnh hưởng, do đó những cư dân tại đây buộc phải di dời và hòn đảo bị bỏ hoang.
Từ giữa thế kỷ 14 đến thế kỷ 15, vào năm 1630, bệnh dịch hạch (cái chết đen) bùng phát ở Venice, căn bệnh truyền nhiễm này lây lan trong thời gian dài ở châu Âu, giết chết khoảng 1/3 dân số châu Âu.
Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đảo Poveglia cũng như những hòn đảo nhỏ khác đã trở thành điểm cách ly hoàn hảo, do bệnh dịch hoành hành, nhiều công dân có triệu chứng đã bị đày đến đây và được hỏa thiêu ở quảng trường trung tâm sau khi chết.
Năm 1645, để kiểm soát lối vào Venice, các nhà lãnh đạo thời đó đã xây dựng năm pháo đài hình bát giác xung quanh hòn đảo này và bốn trong số đó vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, pháo đài hình bát giác trên đảo Poveglia là một trong số đó.
Poveglia là trạm cách ly và nấm mồ của hơn 160.000 người mắc dịch hạch. Vì thế, có nhiều lời đồn đại cho rằng 50% đất ở đây chứa hài cốt người. (Ảnh: Daily Mail).
Năm 1776, đảo Poveglia được giao cho Văn phòng Y tế Công cộng quản lý và trở thành trạm kiểm soát tàu thuyền ra vào Venice. Năm 1793, một số trường hợp mắc bệnh dịch hạch đã được phát hiện trên hai con tàu được kiểm tra và hòn đảo này chính thức trở thành nơi "cách ly bệnh dịch hạch" kể từ đó.
Hơn 160 nghìn người nghi nhiễm bệnh dịch hạch đã bị dồn đến đây và thiêu chết trong thời kì đen tối của lịch sử nước Italy. Nhưng chuỗi bi kịch tại hòn đảo nhỏ xinh này vẫn chưa kết thúc. Địa điểm đáng sợ nhất phải kể đến chính là bệnh viện tâm thần bị bỏ hoang.
Năm 1805, Napoléon Bonaparte đã phá hủy nhà thờ San Vitale và biến tháp chuông cũ thành ngọn hải đăng chiến lược, năm 1814, trạm kiểm dịch bệnh dịch hạch bị đóng cửa. Poveglia từng được sử dụng làm đảo nhà tù dành cho tù nhân chiến tranh vào thế kỷ 19. Từ năm 1922 đến năm 1968, hòn đảo này được chuyển đổi thành bệnh viện tâm thần, có tin đồn rằng giám đốc bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật thùy não và các thí nghiệm khác trên cơ thể người trên các bệnh nhân mắc bệnh tâm thần, sau đó giám đốc bị phát điên và nhảy lầu tự tử.
Một góc "bệnh viện ma ám". (Ảnh: Historywalkinvenice).
Có tin đồn rằng vị bác sĩ điên này cuối cùng đã tự tử ngay tại tháp chuông nơi mà hắn tra tấn bệnh nhân, giữa sự giận dữ và tiếng la hét của những linh hồn oan khuất bị mắc kẹt ở đó. Cho đến tận ngày nay, người dân nơi đây thỉnh thoảng vẫn nghe văng vẳng đâu đó những tiếng hét ma mị.
Theo báo cáo từ Travel Channel vào năm 2014, một số hoạt động trùng tu hòn đảo đã được bắt đầu nhưng lại “đột ngột dừng lại mà không có lời giải thích nào”. Từ đó về sau Poveglia thường xuyên là địa điểm nổi tiếng được xuất hiện trong các chương trình thực tế huyền bí như Ghost Adventures (cuộc phiêu lưu ma) hay Scariest Places on Earth (Những nơi đáng sợ trên Trái đất).
Giường bệnh năm xưa giờ đã hoàn toàn bị rỉ sét. (Ảnh: The Sun).
Khung cảnh hoang tàn bên trong toà nhà bệnh viện. (Ảnh: The Sun).
Rêu phong phủ kín khu nhà từng là bệnh viện tâm thần cách đây hàng thập kỷ. (Ảnh: The Sun).
Poveglia hiện tại không cho phép khách du lịch ghé thăm, chỉ có hai nhà thám hiểm người Anh đã từng mạo hiểm đến khám phá và chụp lại những bức ảnh. (Ảnh: The Sun).
Hòn đảo được phân thành 2 phần riêng biệt bởi một con kênh nhỏ. (Ảnh: The Sun).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.
