“Quái vật” nhìn thấy bằng mắt thường đang bóp méo dải Ngân Hà

Một vệ tinh và "nạn nhân tương lai" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) đang thể hiện sự chống trả đầy bí ẩn.

Theo Science Alert, Đám mây Magellan Lớn (LMC), một thiên hà lùn có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở Nam Bán cầu, đang thể hiện tác động mạnh mẽ và bí ẩn đến rìa của Ngân Hà.

LMC vốn là thiên hà vệ tinh của Ngân Hà, có kích thước chỉ khoảng 10-20% thiên hà chứa Trái Đất. Nó đang ngày một áp sát Ngân Hà, bước đầu cho một quá trình sáp nhập sẽ diễn tiến trong vòng 2 tỉ năm tới.


Cận cảnh thế giới rực rỡ của LMC, vẫn đang hình thành sao mạnh mẽ - (Ảnh: NASA/ESA/Hubble).

Theo tiến sĩ Eugene Vasiliev từ Đại học Cambridge (Anh), tác giả chính của nghiên cứu, từ lâu người ta cho rằng LMC là một hàng xóm yên tĩnh, chịu trận khi Ngân Hà bắt đầu làm biến dạng các nhánh xoắn ốc của nó.

Nghiên cứu mới cho thấy Ngân Hà cũng bị thay đổi bởi sự tương tác này, chẳng hạn các ngôi sao và các luồng sao gần LMC nhất có quỹ đạo bị lệch, một số thay đổi cấu trúc khác cũng dược phát hiện. Các phần ở càng gần LMC càng bất thường, càng chỉ rõ thủ phạm.

Đó là một sự biến dạng tinh tế, nhưng có thể nhận thấy. Các cấu trúc ở càng gần LMC càng bất thường, càng chỉ rõ thủ phạm.

Điều khó khăn là các bằng chứng về những thay đổi này tuy có thể quan sát dược nhưng không phải là nhiệm vụ dễ dàng, do chúng ta không thể chụp nhanh toàn bộ thiên hà để kiểm tra tổng thể theo cách chụp các thiên hà xa xôi. Ngân Hà cũng chặn tầm nhìn của chúng ta về chính nó. Do đó nghiên cứu phải dựa một phần vào mô hình để lấp đầy khoảng trống.

Kết quả càng làm nổi bật cách mà các vụ sáp nhập thiên hà có thể xảy ra. Ngân Hà dự kiến sẽ sáp nhập với LMC, sau đó vài tỉ năm tiếp tục đụng độ với đối thủ lớn hơn là Andromeda (thiên hà Tiên Nữ).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ

Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Đăng ngày: 12/05/2025
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?

Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News