Quần áo trong tương lai có thể nghe được âm thanh và giao tiếp

Quần áo trong tương lai được làm từ loại sợi đặc biệt, có thể phát hiện âm thanh như tiếng tàu xe, giúp ích cho những người bị khiếm thính.

Các kỹ sư của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Trường Thiết kế Rhode Island (RISD) đã bắt tay với nhau để cho ra đời một loại vải cảm âm có khả năng tương tác với người mặc. Có thể nói đây là một thành tựu khá lớn vì hầu hết các loại vải ngày nay đều được coi là chất làm giảm âm thanh. Không những thế, khám phá này có khả năng cải thiện cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới.

Một chiếc áo khoác hoạt động như một cái tai

Quần áo trong tương lai có thể nghe được âm thanh và giao tiếp
Quần áo trong tương lai sẽ được làm từ vải cảm âm có khả năng tương tác với người mặc.

Loại vải do nhóm các nhà khoa học này phát triển có khả năng hoạt động như một chiếc micrô. Chúng có thể chuyển đổi âm thanh thành các rung động cơ học, sau đó thành tín hiệu điện, tương tự như cách tai chúng ta nghe các tiếng động. Nghe thật khó tin nhưng trong tương lai, một chiếc áo khoác bình thường có thể phát hiện ra những âm thanh hàng ngày (chẳng hạn như tiếng động cơ ô tô) để cảnh báo cho người khiếm thính về mối nguy hiểm tiềm ẩn. Và tất nhiên, loại vải thông minh này còn có nhiều công dụng hơn thế.

Kỳ tích này bắt đầu với việc các kỹ sư nhận ra các loại vải có phản ứng rung lên khi nghe thấy âm thanh, nhưng những rung động này thường không thể phát hiện được. Do đó, mục tiêu của họ là làm cho các rung động này trở nên “hữu hình”, có thể nhận biết được. Họ đã phát triển một loại "sợi dẻo" có khả năng uốn cong hòa vào kết cấu của vải, giống như "tảo biển trên bề mặt đại dương" để biến mục tiêu trên thành hiện thực.

"Loại sợi này được thiết kế từ vật liệu áp điện. Chúng có thể tạo ra tín hiệu điện khi bị uốn cong hoặc biến dạng cơ học, như vậy chúng sẽ giúp vải chuyển đổi rung động âm thanh thành tín hiệu điện", các tác giả của nghiên cứu này giải thích.

Vải cảm âm có thể thu được tất cả các loại âm thanh, xác định hướng của âm thanh và thậm chí tạo ra âm thanh mà các loại vải khác phát hiện được.

Giao tiếp qua trang phục

Quần áo trong tương lai có thể nghe được âm thanh và giao tiếp
Vải cảm âm có thể thu được tất cả các loại âm thanh.

Nhờ loại vải mới này mà quần áo trong tương lai có thể hoạt động như các thiết bị trợ thính, cho phép người khiếm thính phát hiện âm thanh trong môi trường ồn ào, đồng thời, nó cũng giúp theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người mặc. Khi khâu sợi vào lớp lót bên trong của áo sơ mi (phần ngực), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nó còn có thể phát hiện chính xác nhịp tim, nghĩa là mặc quần áo làm từ chất vải này có thể giúp người mặc phát hiện ra một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Wei Yan, tác giả chính của nghiên cứu, cho rằng trong tương lai quần áo có thể được sử dụng cho mục đích y tế và giao tiếp. Bạn có thể trả lời điện thoại, giao tiếp với người khác thông qua chiếc áo bạn đang mặc. Xa hơn nữa, loại sợi này còn có thể được tích hợp với da tàu vũ trụ để lắng nghe (tích lũy) bụi không gian, hoặc thêm vào kết cấu của các tòa nhà để phát hiện các vết nứt hoặc biến dạng. Nó thậm chí có thể được dệt thành một mạng lưới thông minh để theo dõi cá trong đại dương. Loại sợi thông minh này đang mở ra vô vàn cơ hội cho cuộc sống tương lai của con người.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Robot

Robot "con lười" rất chậm chạp nhưng lại giúp bảo tồn hệ sinh thái

Là một trong những con robot chậm chạp và " làm biếng" nhất thế giới, dù chỉ treo mình một chỗ nhưng SlothBot đang góp phần giúp gìn giữ sự đa dạng sinh học.

Đăng ngày: 30/11/2022
Vật liệu gốm đầu tiên trên thế giới uốn cong như kim loại

Vật liệu gốm đầu tiên trên thế giới uốn cong như kim loại

Nhóm nghiên cứu sử dụng silicon nitride để tạo ra loại gốm bền chắc, nhẹ, chịu được nhiệt độ cao và dễ uốn, có tiềm năng ứng dụng lớn.

Đăng ngày: 28/11/2022
Airbus phát triển bể chứa hydro lạnh -253 độ C cho máy bay

Airbus phát triển bể chứa hydro lạnh -253 độ C cho máy bay

Airbus đang phát triển mẫu bể chứa hydro siêu lạnh dành cho máy bay không phát thải, dự kiến thử nghiệm vào năm 2026 - 2028.

Đăng ngày: 28/11/2022
Khoa học thử nghiệm chip máy tính có thành phần nấm linh chi, tái chế và phân hủy dễ dàng

Khoa học thử nghiệm chip máy tính có thành phần nấm linh chi, tái chế và phân hủy dễ dàng

Sử dụng lớp vỏ ngoài của nấm để chế tạo thành phần của chip cũng như pin gắn chip sẽ làm giảm lượng rác thải điện tử toàn cầu.

Đăng ngày: 26/11/2022
Công nghệ tỷ USD trên chiếc mặt nạ của Son Heung-min

Công nghệ tỷ USD trên chiếc mặt nạ của Son Heung-min

Chiếc mặt nạ của tiền đạo người Hàn Quốc được tạo ra từ công nghệ in 3D, một giải pháp đang được ứng dụng nhiều trong ngành y học hiện đại.

Đăng ngày: 25/11/2022
Công nghệ pin xe điện sạc đầy 80% trong 72 giây

Công nghệ pin xe điện sạc đầy 80% trong 72 giây

Startup Thụy Sĩ phát triển hệ thống hybrid với công nghệ từ pin truyền thống và siêu tụ điện, có thể giúp phổ biến hóa xe điện nhờ sạc nhanh.

Đăng ngày: 24/11/2022
Ra mắt tai nghe công nghệ mới giúp đo căng thẳng

Ra mắt tai nghe công nghệ mới giúp đo căng thẳng

Tai nghe đo căng thẳng MindMics giúp đo tim, não và các hoạt động chức năng cơ thể khác chỉ có ở các thiết bị y tế đắt tiền trước đây.

Đăng ngày: 23/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News