Quốc gia Đông Nam Á đi đầu thế giới "ăn thịt nhân tạo"

Singapore chi hàng chục triệu USD để nghiên cứu các phương pháp sản xuất lương thực, thực phẩm mới vì không có nhiều đất đai cho trồng trọt và chăn nuôi.

Vào cuối tuần, những vị khách ghé thăm cửa hàng Huber's Butchery ở Singapore, xem đầu bếp xào thịt thăn - 3% sản phẩm được tạo ra từ tế bào của gà và phần còn lại từ protein thực vật - để làm nhân bánh taco cùng với bơ, pico de gallo (một loại sốt cay của Mexico) và rau mùi, theo The New York Times.

Từ hình dạng, cách chế biến cho đến hương vị, nó giống như thịt gà tự nhiên. Sascha Wenninger (39 tuổi) bỏ 3 gói thịt vào giỏ hàng. "Tôi thích ăn thịt. Vếu nếu có thể làm điều đó mà không sát sinh thì thật tuyệt vời", anh nói.

Những người khác lại không mấy hào hứng với loại thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm này. "Tại sao phải ăn thứ gì đó nhân tạo khi bạn có thể mua thịt gà tươi sống", Philippe Ritoux (58 tuổi) cho hay.

Trong những năm gần đây, thịt nhân tạo trở thành chủ đề được quan tâm và gây tranh cãi ở Singapore. Quốc gia Đông Nam Á đã chi hàng chục triệu USD để nghiên cứu các phương pháp sản xuất lương thực, thực phẩm mới vì không có nhiều đất đai cho trồng trọt và chăn nuôi. Singapore phải nhập khẩu đến 90% các loại đồ ăn.

Rất ngon nhưng khó đánh giá

Singapore đã trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt "thịt nhân tạo" (Cultivated meat) hay "thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm" (Lab-grown meat) là sản phẩm có thể bán thương mại vào năm 2020. Hai năm sau đó, Mỹ cũng thông qua chính sách tương tự, nhưng Florida đã ra lệnh cấm vào tháng 5.

Đảo quốc sư tử cũng bật đèn xanh cho các sản phẩm tương lai khác giống một bột giàu protein tổng hợp từ không khí và một hỗn hợp không cần tế bào động vật để nuôi thịt trong phòng thí nghiệm. Josh Tetrick, người đồng sáng lập Eat Just - công ty đứng sau việc bán thịt nhân tạo tại Huber's Butchery, cho biết: "Trước đây, thịt nhân tạo hoàn toàn chỉ có trong khoa học viễn tưởng".

Bất kỳ thành công nào mà Singapore đạt được trong lĩnh vực này đều có thể có ý nghĩa toàn cầu. Nhưng đối với nhiều chuyên gia, thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm vẫn không thể thay thế thịt truyền thống hay hạn chế biến đổi khí hậu bằng cách giảm lượng khí thải nhà kính phát sinh từ hoạt động chăn nuôi.

Quốc gia Đông Nam Á đi đầu thế giới ăn thịt nhân tạo
Huber's Butchery đang bán thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm.

Mức giá 7,2 SGD (khoảng 5,36 USD) của một túi thịt nhân tạo 100 gram tại Huber's Butchery là minh chứng cho thấy quá trình sản xuất tốn kém đến mức nào.

"Có khoảng cách rất lớn giữa quy mô hiện tại và mục tiêu chúng tôi hướng đến. Nhưng việc mở rộng quy mô chưa chắc đã giải quyết được vấn đề", ông Tetrick nói.

Nguồn tài trợ mới cho các công ty khởi nghiệp sản xuất thịt nuôi trong phòng thí nghiệm đang dần cạn kiệt.

Trước khi bắt đầu bán lẻ, thịt nhân tạo ở Singapore chỉ có tại nhà hàng của Huber's Butchery. Bắt đầu từ tháng 1/2023, Huber's Butchery đã bán bánh sandwich (kèm khoai tây chiên, rau trộn) và mì ống. Cả hai món ăn đều có giá 18,5 SGD (13,76 USD) và được trợ giá rất nhiều bởi công ty con của Eat Just, Good Meat.

Tháng 10 năm ngoái, nhà báo Sui-Lee Wee của The New York Times đã thử món sandwich với khoai tây chiên. "Món này rất ngon nhưng khó đánh giá đầy đủ vì thịt gà được cắt thành từng miếng nhỏ và được phủ một lớp sốt mù tạt", cô cho biết.

Món gà phục vụ tại Huber's Butchery vốn chỉ là những mẫu tế bào nhỏ. Chúng được đưa vào các thùng thép không gỉ được kiểm soát nhiệt độ được gọi là "lò phản ứng sinh học" tại nhà máy do công ty địa phương Esco Aster điều hành. Những tế bào hấp thụ hỗn hợp axit amin, chất béo, vitamin và khoáng chất - các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cho gà. Khi một số lượng tế bào đáng kể được nuôi cấy, chúng sẽ được thu hoạch và xử lý bằng protein thực vật tại Trung tâm Đổi mới Công nghệ Thực phẩm của Singapore.

Quốc gia Đông Nam Á đi đầu thế giới ăn thịt nhân tạo
Đa số thịt nhân tạo đang được bán với giá cao vì chi phí sản xuất lớn.

Andre Huber, Giám đốc điều hành của Huber's Butchery, cho biết ban đầu ông không thích thịt nhân tạo. Nhưng vào tháng 9/2022, khi thử món ức gà nhân tạo của Good Meat, ông nhận thấy rằng kết cấu thịt "có thể giống 80-90% ức gà thật".

"Và hương vị rất rõ ràng. Ý tôi là, nó có vị như thịt gà, hoàn toàn giống thật", ông nói thêm.

Tuy nhiên, vài tháng gần đây Huber's Butchery không thể tiếp tục bán thịt của Good Meat vì công ty này đang vướng vào tranh chấp pháp lý với một nhà cung cấp.

Mục tiêu đầy tham vọng

Singapore vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các công ty khác. Didier Toubia là người đồng sáng lập Aleph Farms, công ty sản xuất steak được nuôi trong phòng thí nghiệm ở Israel. Ông cho biết công ty chọn sản xuất thịt bò vì chăn nuôi gia súc có tác động lớn đến khí hậu. Đồng thời, nhiệt độ nóng hơn ở một số khu vực đang làm giảm khả năng sinh sản của bò.

Hồi tháng 1, Aleph Farms - có trụ sở tại thành phố Rehovot - đã nhận được sự chấp thuận từ Israel để bán steak nhân tạo. Tạp chí Time mô tả ăn steak kiểu này vẫn giống vị bình thường mà "không có cảm giác tội lỗi".

Aleph Farms cho biết sắp được phép bán thịt bò nhân tạo tại Singapore. Công ty thậm chí đang xem xét khả năng xây dựng nhà máy ở Singapore và Thái Lan.

Quốc gia Đông Nam Á đi đầu thế giới ăn thịt nhân tạo
Thịt gà được nuôi trong phòng thí nghiệm.

Sau nước, thức ăn trở thành mối quan tâm tiếp theo của Singapore. Vấn đề được chú ý hơn cả khi Malaysia, một trong những nguồn cung cấp thực phẩm lớn nhất của Singapore, cấm xuất khẩu gà sang đất nước láng giềng trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Chính phủ Singapore đang tập trung đầu tư vào việc sản xuất các loại protein thay thế. Trong lời kêu gọi tài trợ nghiên cứu, Cơ quan Thực phẩm Singapore cho biết mục tiêu "đầy tham vọng" của họ là cắt giảm chi phí sản xuất thịt nhân tạo từ 120 USD/kg xuống còn 6-17 USD/kg vào cuối thập kỷ này.

Dominic Chen, Giám đốc điều hành Esco Aster, nhà sản xuất thịt nhân tạo theo hợp đồng, cho biết đã nhận được "những khoản tài trợ rất hào phóng" từ chính phủ Singapore. Ông nói thêm tiền thuê mặt bằng ở đây "rất rẻ, về cơ bản là miễn phí".

Meatable, công ty Hà Lan bán các sản phẩm như xúc xích, bánh bao và thịt lợn, có kế hoạch đầu tư khoảng 88 triệu USD vào Singapore. Người đồng sáng lập Daan Luining cho biết Meatable hiện có thể nuôi thịt lợn trong 4 ngày. Thông thường phải mất 8 tháng để nuôi một con lợn lấy thịt.

Luining là một trong những nhà nghiên cứu đã sản xuất được chiếc bánh hamburger trong phòng thí nghiệm vào năm 2013 với chi phí 325.000 USD. Tuy nhiên, sản phẩm lúc đó nhận được phản hồi không mấy tích cực, bị so sánh hương vị với "bánh ngọt làm từ protein động vật". Cách đây 10 năm, Luining không thể tưởng tượng được sự phát triển của ngành như hiện nay. "Nó thực sự đã tiến rất xa", ông nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đổi tên hơn 200 loài thực vật có tên phân biệt chủng tộc

Đổi tên hơn 200 loài thực vật có tên phân biệt chủng tộc

Sau nhiều năm tranh luận, các nhà thực vật học bỏ phiếu để đổi tên của hơn 200 loài thực vật, nấm và tảo có tên liên quan đến phân biệt chủng tộc.

Đăng ngày: 25/07/2024
Cỏ nhân tạo tự làm mát giúp hạ nhiệt nhanh hơn trong thời tiết khắc nghiệt

Cỏ nhân tạo tự làm mát giúp hạ nhiệt nhanh hơn trong thời tiết khắc nghiệt

Loại cỏ nhân tạo mới có thể dùng lượng nước tích trữ để làm mát không khí giúp hạ nhiệt hiệu quả.

Đăng ngày: 24/07/2024
Doanh nghiệp Israel sản xuất đạm từ lá chuối

Doanh nghiệp Israel sản xuất đạm từ lá chuối

Day8 của Israel đang nghiên cứu công nghệ chiết xuất protein (đạm) từ các sản phẩm thải bỏ của ngành trồng trọt, đặc biệt là lá chuối, với mục tiêu tạo ra nguồn đạm thay thế cho ngành thực phẩm.

Đăng ngày: 23/07/2024
Công ty khởi nghiệp ở Mỹ chế tạo bơ từ không khí và nước

Công ty khởi nghiệp ở Mỹ chế tạo bơ từ không khí và nước

Savor, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại California (Mỹ) do tỷ phú Bill Gates tài trợ, mới đây đã đưa ra phương pháp sản xuất chất béo giống bơ chỉ từ carbon dioxide và hydro.

Đăng ngày: 22/07/2024
Kỳ lạ quả táo mọc nấm cực kỳ quý hiếm, được xem là thượng phẩm: Chuyên gia Trung Quốc

Kỳ lạ quả táo mọc nấm cực kỳ quý hiếm, được xem là thượng phẩm: Chuyên gia Trung Quốc "truy tìm"

Một cô gái ở Hồ Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) bất ngờ phát hiện quả táo để quên trong nhà mọc nấm trắng to. Loại nấm này được xem là thượng phẩm!

Đăng ngày: 21/07/2024
Loại nấm gây bệnh mới phát hiện ở Trung Quốc: Mối đe dọa mới nổi?

Loại nấm gây bệnh mới phát hiện ở Trung Quốc: Mối đe dọa mới nổi?

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã xác định được một loại nấm gây bệnh mới tên là Rhodosporidiobolus fluvialis, nó có khả năng lây nhiễm sang người.

Đăng ngày: 20/07/2024
Loài hoa

Loài hoa "trăm năm mới nở một lần" ở Tokyo

Một cây thùa, còn gọi là “cây thế kỷ” (agave Americana), được cho là 100 năm mới nở hoa một lần, đã bắt đầu bung xòe những cánh hoa vàng rực rỡ đầu tiên ở công viên Hibiya ở Tokyo, Nhật Bản.

Đăng ngày: 18/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News