Ra mắt ống hút giúp chữa nấc cụt sau vài phút

Theo các nghiên cứu, việc hút nước thông qua chiếc ống hút đặc biệt này đã chữa đến 92% số cơn nấc cụt.

Một nhóm nhà khoa học vừa giới thiệu ống hút có tên HiccAway, tạm dịch là "Tạm biệt cơn nấc cụt". Tên mô tả chính xác hơn của nó là "công cụ cưỡng chế hoạt động hút và nuốt" (FISST).

Cách dùng của chiếc ống này rất đơn giản: chỉ cần đặt miệng vào và hút nước từ một cái cốc, cơn nấc cụt được chữa khỏi hoàn toàn.

Ra mắt ống hút giúp chữa nấc cụt sau vài phút
Chiếc ống hút HiccAway trên thực tế. (Ảnh: Switzerland in 24).

Chiếc ống hút này được bán với giá 14 USD và có hình dạng một khối nhựa cứng hình chữ L. Một đầu của HiccAway là phần miệng giúp người dùng hút nước và đầu còn lại là phần nắp có thể điều chỉnh được cùng van áp suất.

Hiện tượng nấc cụt xảy ra khi cơ hoành và cơ gian sườn của bạn bị co lại. Sự bất thường và đột ngột trong việc hô hấp sẽ làm khoảng trống giữa các dây thanh quản, hay thanh môn bị đóng lại, tại nên những tiếng nấc cụt khó chịu.

Để uống nước từ HiccAway, người dùng sẽ cần dùng một lực hút mạnh hơn (do cấu tạo đặc biệt của ống hút) để gây nên sự co bóp cơ hoành và dùng dây thần kinh phế vị để thực hiện hành động nuốt nước tiếp theo. Vì hai cơ quan trên là nguyên nhân trực tiếp gây nên chứng nấc cụt, nên việc "sử dụng" chúng liên tục sẽ giúp cơ thể quên đi sự rối loạn trong hô hấp.

"Chiếc ống hút sẽ đem lại tác dụng tức thời và ngăn sự nấc cụt trong vài giờ", tiến sĩ Ali Seifi tại Đại học Sức khỏe Khoa học Texas chia sẻ.

Ra mắt ống hút giúp chữa nấc cụt sau vài phút
Cấu tạo chi tiết của chiếc ống hút. (Ảnh: Walmart).

Nhóm nghiên cứu cũng đã thực hiện thử nghiệm trên 249 người tình nguyện. Kết quả cho thấy thiết bị này đã thành công trong việc chữa nấc cụt cho hơn 92% số người mắc. Hơn 90% số người tham gia cho rằng đây là cách chữa tiện lợi và hiệu quả hơn các phương thức truyền thống.

Tiến sĩ Rhys Thomas, chuyên gia tại Đại học Newcastle cho biết chiếc ống hút hoạt động rất tốt và an toàn trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vì bạn không phải dùng chung ống với ai.

Tuy nhiên, ông cho biết bản thân sẽ chọn những cách chữa nấc cụt đơn giản và ít tốn tiền hơn như bịt hai tai lại và uống hết một cốc nước.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chiếc giường đặc biệt có khả năng chữa bệnh bằng âm thanh

Chiếc giường đặc biệt có khả năng chữa bệnh bằng âm thanh

Một chiếc giường đặc biệt mới có thể phục hồi sức khỏe cơ thể bằng âm thanh tần số thấp.

Đăng ngày: 24/06/2021
Mực sinh học giúp quá trình phẫu thuật an toàn hơn

Mực sinh học giúp quá trình phẫu thuật an toàn hơn

Một nhóm nghiên cứu từ Phòng Thí nghiệm quốc gia Los Alamos và Đại học Purdue (Mỹ) đã phát triển loại mực sinh học mới. Mực in không bị thay đổi hình dạng.

Đăng ngày: 24/06/2021
Phát triển thành công da nhân tạo có thể bầm tím như thật

Phát triển thành công da nhân tạo có thể bầm tím như thật

Khi chịu lực tác động mạnh, da nhân tạo I-skin sẽ chuyển từ màu vàng nhạt ban đầu thành tím xanh trong khoảng 2-5 tiếng.

Đăng ngày: 23/06/2021
Giấc ngủ không đối xứng là gì? Con người có thể thức và ngủ cùng một lúc không?

Giấc ngủ không đối xứng là gì? Con người có thể thức và ngủ cùng một lúc không?

Nhiều loài động vật cần ngủ, ngay cả những loài sứa không có não cũng đi vào trạng thái giống như ngủ, khi mà chúng bơi và phản ứng chậm hơn với các chuyển động xung quanh.

Đăng ngày: 23/06/2021
3 lưu ý khi ăn cải thảo nếu không muốn rước thêm bệnh tật vào người

3 lưu ý khi ăn cải thảo nếu không muốn rước thêm bệnh tật vào người

Cải thảo vốn là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình, nó không những ngon miệng, có nhiều cách chế biến mà còn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 23/06/2021
Thí nghiệm

Thí nghiệm "làm chuột đực có thai" ở Trung Quốc gây phẫn nộ

Mạng xã hội Trung Quốc đang dậy sóng trước nghiên cứu về khả năng mang thai và sinh con của chuột đực, theo South China Morning Post.

Đăng ngày: 21/06/2021
Nhà khoa học Việt làm khẩu trang vải ngăn Covid-19

Nhà khoa học Việt làm khẩu trang vải ngăn Covid-19

Khẩu trang làm từ vải cotton và vật liệu graphene kết hợp nano bạc giúp kháng khuẩn, ngăn giọt lỏng chứa nCoV do Đại học Bách khoa TP HCM sản xuất.

Đăng ngày: 21/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News