Rào cản khi muốn tạo riêng một múi giờ Mặt rrăng

Với ngày càng nhiều các phi vụ trên Mặt trăng được thực hiện, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) muốn tạo ra một múi giờ riêng cho Mặt trăng. Nếu việc tạo múi giờ Mặt trăng được thiết lập sẽ mở đường cho việc thiết lập múi giờ cho những hành tinh khác trong tương lai.

Trong tuần đầu tiên của tháng ba, cơ quan này nói rằng các tổ chức trên thế giới đang cân nhắc cách tốt nhất để theo dõi thời gian trên Mặt trăng. Ý kiến này được đề xuất tại một hội nghị ở Hà Lan vào cuối tháng trước, với các bên tham gia đồng ý rằng cần cấp bách thiết lập "một giờ tham chiếu chung cho Mặt trăng", theo Pietro Giordano, một kỹ sư hệ thống định vị.

"Một nỗ lực liên quốc gia đang được thực thi để đạt được điều này", Giordano chia sẻ trong một tuyên bố.

Rào cản khi muốn tạo riêng một múi giờ Mặt rrăng
Với ngày càng nhiều các nhiệm vụ trên Mặt trăng được lên kế hoạch thực hiện, Cơ quan Vũ trụ châu Âu muốn tạo ra một múi giờ riêng dành cho Mặt trăng. (Ảnh: AP).

Các nhà chức trách châu Âu nói rằng một múi giờ Mặt trăng quốc tế sẽ có lợi cho tất cả mọi người, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia và cả các công ty tư nhân đang nhắm tới Mặt trăng cũng như việc NASA (Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ) có dự định sớm đưa phi hành gia trở lại thiên thể này. NASA dự kiến thực hiện chuyến bay tới Mặt trăng với phi hành gia lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ vào 2024, với một cuộc đổ bộ sớm nhất vào 2025.

NASA đã phải vật lộn với vấn đề thời gian khi thiết kế và xây dựng Trạm Vũ trụ Quốc tế, một công trình sắp kỷ niệm 25 năm lần phóng bộ phận đầu tiên. Trạm này không có múi giờ riêng, nó sử dụng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), một hệ thống dựa trên sự đo đạc tỉ mỉ của các đồng hồ nguyên tử. Hệ thống này giúp xóa bỏ sự khác biệt về thời gian giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ Canada, cũng như các chương trình đối tác khác với Nga, Nhật và châu Âu.

Rào cản khi muốn tạo riêng một múi giờ Mặt rrăng
Vào tháng hai/2023, ESA thông báo rằng các tổ chức vũ trụ khắp thế giới đang cân nhắc cách tốt nhất để theo dõi thời gian trên Mặt trăng. Ảnh: ESA

Đội ngũ quốc tế nghiên cứu về múi giờ chung này đang tranh luận xem liệu một hay nhiều tổ chức nên thiết lập và duy trì giờ trên Mặt trăng. Cũng có cả các vấn đề kỹ thuật cần được cân nhắc. Khảo sát cho thấy, đồng hồ chạy trên Mặt trăng nhanh hơn so với Trái đất, sự chênh lệch là khoảng 56 micro giây mỗi ngày (1 giây = 1 triệu micro giây). Ngoài ra còn phức tạp hơn nữa khi có sự khác biệt về thời gian giữa quỹ đạo và bề mặt của Mặt trăng.

"Nhiệm vụ này sẽ khá là thách thức" khi mỗi ngày trên thiên thể này dài đến 29,5 ngày Trái đất, Bernhard Hufenbach của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) nói trong một tuyên bố. "Nhưng nếu đã có một hệ thống thời gian cho Mặt trăng, chúng ta có thể làm điều tương tự với các điểm đến khác trong vũ trụ" (như thiết lập một giờ chung cho sao Hỏa).

Hiện tại, các nhiệm vụ trên Mặt trăng sẽ sử dụng giờ của quốc gia vận hành con tàu vũ trụ cho nhiệm vụ đó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lắp camera ở sân sau, người đàn ông tình cờ ghi lại khoảnh khắc “nghìn năm mới có một”

Lắp camera ở sân sau, người đàn ông tình cờ ghi lại khoảnh khắc “nghìn năm mới có một”

Người đàn ông không hề biết rằng những đoạn video mà camera an ninh của mình ghi được lại được chuyên gia ghi nhận là khoảnh khắc không tưởng.

Đăng ngày: 13/03/2023
Khám phá mới về mưa kim cương trong Hệ Mặt trời

Khám phá mới về mưa kim cương trong Hệ Mặt trời

Mặc dù các điều kiện lý tưởng hình thành kim cương có thể xảy ra trong lớp phủ của sao Hải vương, nhưng chúng có thể không tồn tại trên sao Thiên vương.

Đăng ngày: 11/03/2023
Chụp được

Chụp được "vườn ươm sự sống" ngoài hành tinh cách 1.305 năm ánh sáng

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đài thiên văn vô tuyến Quốc gia (NRAO - Mỹ) đã xác định được dấu hiệu của " suối nguồn sự sống" trong đĩa tiền hành tinh của một ngôi sao trẻ mang tên V883 Orions.

Đăng ngày: 11/03/2023
Sự sống có thực sự đang tồn tại trong mắt bão của sao Mộc không?

Sự sống có thực sự đang tồn tại trong mắt bão của sao Mộc không?

Mắt bão có lẽ là điểm bí ẩn nhất trên sao Mộc, nó nằm trong một trong những cơn bão nổi tiếng nhất của Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 10/03/2023
Vệ tinh NASA giúp đo lượng khí thải CO2 của hơn 100 nước

Vệ tinh NASA giúp đo lượng khí thải CO2 của hơn 100 nước

Theo NASA, dữ liệu vệ tinh quan sát Trái đất đặc biệt hữu ích để theo dõi sự dao động của lượng CO2 khi lớp phủ bề mặt Trái đất (như cây cối, nước, nhựa đường…) thay đổi.

Đăng ngày: 10/03/2023
Tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới hủy phóng

Tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới hủy phóng

Startup Relativity Space hủy bỏ chuyến bay đầu tiên của tên lửa Terran 1 vào phút chót do các vấn đề về nhiệt độ trong quá trình đếm ngược.

Đăng ngày: 10/03/2023
Nga giới thiệu phim điện ảnh đầu tiên quay trong vũ trụ

Nga giới thiệu phim điện ảnh đầu tiên quay trong vũ trụ

Các nhà làm phim Nga hôm 7/3 công bố đoạn phim giới thiệu " The Challenge", bộ phim điện ảnh đầu tiên được quay trong vũ trụ vào năm 2021.

Đăng ngày: 09/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News