Rau chân vịt kết hợp với thực phẩm này thành thuốc bổ quý giá mà chẳng tốn tiền triệu

Vào mùa thu, ăn rau chân vịt là lựa chọn rất tốt, nó không những có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, mà khi kết hợp với lạc còn tốt hơn thuốc thuốc bổ tim, ngừa ung thư.

Y học Trung Quốc cho rằng, rau chân vịt có vị ngọt, tính bình, vào gan, ruột, đại tràng, ruột non, có tác dụng hạ sốt giải độc, lưu thông máu, tăng cường chức năng của đường ruột. Có thể nói, toàn bộ thân cây rau chân vịt đều là “báu vật”, từ lá đến gốc rất giàu chất dinh dưỡng, tiêu thụ thường xuyên rất tốt cho sức khỏe.

Rau chân vịt kết hợp với thực phẩm này thành thuốc bổ quý giá mà chẳng tốn tiền triệu
Rau chân vịt có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hạ sốt giải độc, lưu thông máu.

Tác dụng của rau chân vịt

  • 1. Thuốc trợ tim thực vật: Rau chân vịt rất giàu coenzyme Q10, có thể kích hoạt tế bào và cung cấp dinh dưỡng cho tế bào, cơ tim, giúp cung cấp máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim rất tốt.
  • 2. Insulin thực vật: Lá rau chân vịt chứa một chất giống như insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sự ổn định đường huyết. Do đó, những người có đường trong máu không ổn định nên ăn nhiều rau chân vịt vào mùa thu.
  • 3. Viên canxi thực vật: Rễ rau chân vịt rất giàu vitamin K, có hiệu quả có thể làm giảm và ngăn ngừa loãng xương và giảm sự xuất hiện của gãy xương.

Cách chọn và xử lý rau chân vịt

Rau chân vịt kết hợp với thực phẩm này thành thuốc bổ quý giá mà chẳng tốn tiền triệu
Nên nhúng rau chân vịt vào nước ở nhiệt độ 60-80 độ trước khi ăn giúp loại bỏ axit oxalic.

  • 1. Chọn rau chân vịt: Có lẽ nhiều người không biết cách lựa chọn rau bina, nghĩ rằng chỉ cần mua khi thân cây ngắn màu đỏ, lá xanh tươi là được. Thực chất khi mua rau chân vịt, rau chân vịt khô dễ bảo quản hơn so với rau chân vịt ướt.
  • 2. Xử lý trước khi ăn: Rau chân vịt chứa axit oxalic, có tính ăn mòn nhất định. Tốt nhất là nhúng rau chân vịt vào nước ở nhiệt độ 60-80 độ trước khi ăn giúp loại bỏ axit oxalic.

Kết hợp với lạc thành "bài thuốc" quý

  • 1. Thuốc hạ huyết áp tự nhiên: Lạc rất giàu resveratrol, không chỉ ngăn ngừa khối u, mà còn ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch và mạch máu não, đồng thời làm giảm huyết áp hiệu quả.
  • 2. Thuốc làm giảm cholesterol tự nhiên: Dầu lạc rất giàu axit linoleic, có thể thúc đẩy sự phân hủy cholesterol trong cơ thể người, chuyển hóa thành axit mật và được bài tiết ra ngoài, tránh tích tụ cholesterol trong cơ thể người, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả bệnh tim mạch vành và xơ cứng động mạch.
  • 3. Thuốc chống lão hóa tự nhiên: Lạc có thể kích hoạt các tế bào não, tăng cường chức năng bộ nhớ, trì hoãn lão hóa sớm và có tác dụng chống lão hóa tuyệt vời. Những người trung niên và người già nên ăn nhiều hơn.
  • 4. Thuốc chống ung thư tự nhiên: Trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất xơ hòa tan trong lạc, nó có thể trương nở và hấp thụ các chất và độc tố có hại trong cơ thể con người và bài tiết chúng ra ngoài, có hiệu quả tích cực trong việc làm giảm độc tố tồn tại trong cơ thể và làm giảm tỉ lệ mắc ung thư đường ruột.
  • 5. Thuốc bổ sung máu tự nhiên: Lạc có chức năng tạo máu rất cao, có thể tăng cường chức năng của tiểu cầu và cầm máu hiệu quả. Đặc biệt, lớp vỏ mỏng màu đỏ bên ngoài lạc có tác dụng tăng cường máu rất mạnh, mạnh hơn 50 lần so với lạc, vì vậy khi ăn lạc không nên bỏ vỏ.

Rau chân vịt kết hợp với thực phẩm này thành thuốc bổ quý giá mà chẳng tốn tiền triệu
Rau chân vịt trộn với lạc, hiệu quả dinh dưỡng tăng gấp đôi. Mùa thu ăn vừa ngon vừa đỡ ngán, dinh dưỡng còn có thể chữa bách bệnh.

Thành phần: rau chân vịt, lạc, hành tây, gừng, ớt khô, muối, đường trắng, nước tương, giấm.

  • 1. Lạc cho vào nồi, không cho dầu, rang chín lạc trên bếp lửa nhỏ, sau đó lấy ra để nguội.
  • 2. Rau chân vịt sau khi rửa sạch, nhúng nước sôi, sau đó vớt ra để nguội ráo nước, cắt tùng khúc nhỏ cho vào tô, rồi rắc gừng tươi đã băm nhỏ lên.
  • 3. Cho lượng dầu thích hợp vào nồi, sau khi dầu nóng cho hành lá đã xắt nhỏ, ớt khô vào xào. Tiếp tục đổ hỗn hợp này vào tô rau bina.
  • 4. Cuối cùng thêm muối, đường trắng, nước tương, giấm và lạc trộn lẫn rau bina. Cuối cùng là thường thức món rau bina trộn lạc.

Cách trồng cây rau chân vịt chống ung thư tại nhà

Đố các bạn biết vì sao thủy thủ Popeye thích ăn rau chân vịt?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vitamin C là gì? Liều dùng và công dụng của Vitamin C

Vitamin C là gì? Liều dùng và công dụng của Vitamin C

Vitamin C hay còn gọi là sinh tố C (acid ascorbic) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho các loài động vật bậc cao và cho một số ít các loài khác.

Đăng ngày: 09/10/2019
Lợi ích và bài thuốc cực hay từ quả cóc

Lợi ích và bài thuốc cực hay từ quả cóc

Quả cóc không đơn giản được chế biến thành món ăn vặt, thành nước uống giải khát khoái khẩu. Trong thực tế, giới chuyên gia sử dụng loại quả này để làm thuốc chữa bệnh rất hay.

Đăng ngày: 09/10/2019
Vì sao một số người có thể ngủ ít mà không vấn đề gì?

Vì sao một số người có thể ngủ ít mà không vấn đề gì?

Thiên tài Nikola Tesla hay tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ là một trong số ít người ngủ ít hơn 4 tiếng mỗi đêm mà vẫn làm việc bình thường.

Đăng ngày: 08/10/2019
Vitamin A là gì? Tác dụng của Vitamin A

Vitamin A là gì? Tác dụng của Vitamin A

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất mà dưới một vài dạng.

Đăng ngày: 08/10/2019
Sắp ra mắt loại thuốc biến máu người thành độc tố với muỗi

Sắp ra mắt loại thuốc biến máu người thành độc tố với muỗi

Loại thuốc có nguồn gốc từ Ivermectin có khả năng biến máu người trở thành độc tố với muỗi và giết chết chúng sắp có mặt trên thị trường trong hai năm nữa.

Đăng ngày: 07/10/2019
Dùng kính áp tròng thay cho tiêm trong điều trị bệnh mắt

Dùng kính áp tròng thay cho tiêm trong điều trị bệnh mắt

Theo các nhà khoa học Mỹ, dùng kính áp tròng giải phóng dần thuốc trực tiếp vào mắt là một sự thay thế tuyệt vời cho thuốc nhỏ mắt với lợi thế là không xâm lấn và hiệu quả điều trị cao.

Đăng ngày: 07/10/2019
Nghiên cứu hệ vi sinh bằng ruột nhân tạo

Nghiên cứu hệ vi sinh bằng ruột nhân tạo

Mô hình ruột nhân tạo gồm 2 tấm hình chữ nhật làm từ cao su silicon thấm nước và các loại nhựa khác, như polystyrene.

Đăng ngày: 07/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News