Rò rỉ đường ống dẫn khí của Nga trên biển Baltic nguy hiểm mức nào?

Các nhà khoa học cho biết khí methane làm Trái đất ấm lên, được vận chuyển qua đường ống Bắc Hải Lưu của Nga, hiện đang phun tự do vào khí quyển do đường ống này bị hư hỏng.

Mặc dù khí methane chỉ chiếm phần nhỏ trong tác động đối với biến đổi khí hậu so với các loại khí nhà kính khác, nhưng nó thể hiện rõ ràng những nguy cơ phát thải khí nhà kính do nhiên liệu hóa thạch gây ra.

Hiện nay các đường ống này đã được ngắt hoạt động, nhưng chúng vẫn chứa đầy khí. Các cơ quan chức năng của Đan Mạch cho biết khí methane vẫn tiếp tục thoát ra trong ít nhất 1 tuần nữa.

Chỉ cần những ước tính sơ bộ, các nhà khoa học cũng đã lo ngại về tác động đến khí hậu và môi trường.

Loại khí đang bị rò rỉ là gì?

Rò rỉ đường ống dẫn khí của Nga trên biển Baltic nguy hiểm mức nào?
Khí đốt thoát ra từ vết đứt có đường kính hơn 950 mét trên đường ống dẫn khí Bắc Hải Lưu 1 (Nord Stream 1) ở biển Baltic. (Ảnh: AFP).

Khí tự nhiên có thành phần chủ yếu là methane. Methane có tác động lâu dài cao gấp 28 lần so với carbon dioxide (CO2) trong vòng 1 thế kỷ, mặc dù nó chỉ tồn tại trong khí quyển khoảng 1 thập kỷ, so với thời gian tồn tại của CO2 là hàng trăm hoặc hàng nghìn năm.

Giáo sư Grant Allen, chuyên gia về vật lý khí quyển của Trường đại học Manchester, Anh, cho biết một lượng khí methane thoát ra từ đường ống của Nga sẽ bị oxy hóa trong nước, trở thành CO2, nhưng với mức độ nghiêm trọng của vết nứt đường ống, phần lớn khí ở đây sẽ thoát ra khỏi mặt nước dưới dạng methane.

Cho đến nay nhiệt độ toàn cầu tăng lên có 30% nguyên nhân là do phát thải methane, cho dù nó chiếm một phần khiêm tốn trong khí quyển so với CO2.

Vết rò rỉ lớn đến mức nào?

Một số chuyên gia và tổ chức đã cố gắng tính toán lượng khí có thể còn nằm trong các đường ống, nhưng vẫn chưa có con số nào được thống nhất. Giáo sư Allen cho biết, một trong những tính toán cho thấy có tới 177 triệu mét khối khí tự nhiên vẫn nằm trong đường ống Bắc Hải Lưu 2.

Đây không phải là lượng khí nhỏ, nó tương đương với lượng khí đốt tự nhiên mà 124.000 hộ gia đình ở Anh sử dụng trong một năm.

Tổ chức Hòa bình Xanh cũng sử dụng dữ liệu tương tự và ước tính sơ bộ lượng khí thải rò rỉ tương đương với tổng lượng khí thải nhà kính của Đan Mạch trong 8 tháng.

Giáo sư Paul Balcombe, giảng viên Khoa kỹ thuật hóa học, Trường đại học Hoàng gia London, nói rằng ước tính khí còn chứa trong các đường ống vào khoảng 150 triệu đến 300 triệu mét khối.

Theo ông, chỉ cần một trong số các đường ống xả kiệt thì lượng khí thoát ra sẽ nhiều gấp đôi so với vụ rò rỉ khí methane tồi tệ nhất được ghi nhận ở Mỹ, vụ rò rỉ Aliso Canyon vào năm 2015. Ông nói rằng" "đây thực sự sẽ là tác động rất lớn đến môi trường và khí hậu, ngay cả khi chỉ một phần nhỏ của lượng khí này thoát ra".

So sánh với phát thải toàn cầu

Rò rỉ đường ống dẫn khí của Nga trên biển Baltic nguy hiểm mức nào?
Khí thoát ra từ vết nứt của đường ống dẫn khí Bắc Hải Lưu trên biển Baltic. (Ảnh: AFP)

Cơ quan Năng lượng quốc tế đã cảnh báo về lượng khí methane khổng lồ rò rỉ từ các hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch hàng năm. Năm ngoái, lượng khí này tương đương với toàn bộ lượng khí được ngành điện của châu Âu sử dụng.

Ông Pier Forster - Giám đốc Trung tâm khí hậu quốc tế Priestly, Trường đại học Leeds, Anh - cho biết việc rò rỉ khí từ đường ống của Nga hiện nay chắc chắn sẽ gây ra "hiệu ứng nóng lên tức thì và chất lượng không khí kém".

Tuy vậy, ảnh hưởng này vẫn còn ít khi so với rò rỉ hàng ngày từ các mạng lưới khí đốt trên thế giới không được bảo trì tốt, gây thất thoát 10% nguồn cung khí đốt toàn cầu. Lượng khí này bị phát thải vào khí quyển với tác động khó lường.

Theo các chuyên gia, vụ việc đường ống Bắc Hải Lưu của Nga càng cho thấy sự cần thiết phải khẩn trương chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để vừa chống biến đổi khí hậu vừa đảm bảo an ninh năng lượng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão Ian

Bão Ian "hút cạn" nước ở bờ biển Mỹ: Hiện tượng kì lạ, nguy hiểm khó lường!

Các chuyên gia cảnh báo rằng người dân không nên hiếu kỳ và đi bộ dưới đáy biển cạn nước vì nguy hiểm có thể xảy ra bất kì lúc nào.

Đăng ngày: 29/09/2022
Hình ảnh thiệt hại ban đầu do bão Noru gây ra tại Đà Nẵng

Hình ảnh thiệt hại ban đầu do bão Noru gây ra tại Đà Nẵng

Với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 13, bão Noru quét qua TP Đà Nẵng khiến hàng loạt cây xanh có kích thước lớn đổ rạp trên khắp nhiều đường phố.

Đăng ngày: 28/09/2022
Hòn đảo mới mọc lên ở Thái Bình Dương khi núi lửa ngầm phun trào

Hòn đảo mới mọc lên ở Thái Bình Dương khi núi lửa ngầm phun trào

Dung nham phun trào từ núi lửa ngầm Home Reef hóa rắn, trở thành hòn đảo mới có diện tích khoảng 24.000m2.

Đăng ngày: 28/09/2022
Lâu đài Tintagel của vua Arthur có nguy cơ đổ xuống biển do biến đổi khí hậu

Lâu đài Tintagel của vua Arthur có nguy cơ đổ xuống biển do biến đổi khí hậu

Một lâu đài ở Cornish được ví như " ngôi nhà trong thần thoại" của Vua Arthur đang có nguy cơ bị đổ xuống biển khi biến đổi khí hậu làm gia tăng tốc độ xói lở bờ biển.

Đăng ngày: 28/09/2022
Bão Noru đổ bộ Quảng Nam - Đà Nẵng

Bão Noru đổ bộ Quảng Nam - Đà Nẵng

7h ngày 28/9, tâm bão đang ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi với sức gió giảm còn 117 km/h (cấp 11), hàng loạt cây xanh bị gãy đổ, nhà bị giật tung mái.

Đăng ngày: 28/09/2022
Siêu bão Noru hình thành và mạnh lên nhanh chóng là do đâu?

Siêu bão Noru hình thành và mạnh lên nhanh chóng là do đâu?

Sau khi càn quét qua đảo Luzon (Philippines), siêu bão Noru hướng ra biển Đông và " hồi sinh" sức mạnh trước khi đổ bộ vào miền Trung nước ta.

Đăng ngày: 27/09/2022
Thảm cảnh ở quốc gia nhiều tháng không có lấy một giọt mưa, các nữ sinh chỉ ước có một bữa no

Thảm cảnh ở quốc gia nhiều tháng không có lấy một giọt mưa, các nữ sinh chỉ ước có một bữa no

Nam Sudan đã trải qua nhiều tháng mà không có mưa. Điều này đang ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của người dân, nhất là trẻ em gái.

Đăng ngày: 27/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News