Robot Trung Quốc chụp ảnh vết bánh xe trên Mặt trăng
Thỏ Ngọc 2, robot hoạt động ở nửa xa của Mặt trăng, chụp hành trình quanh co của nó và "bạn đồng hành" là trạm đổ bộ Hằng Nga 4.
Robot Trung Quốc Thỏ Ngọc 2 gửi về ảnh chụp hành trình của nó trong ba năm thám hiểm môi trường khắc nghiệt ở nửa xa của Mặt trăng. Những hình ảnh mới được Ourspace, kênh thông tin khoa học tiếng Trung liên kết với Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA), công bố hồi cuối tháng 2.
Một phần hành trình của Thỏ Ngọc 2 trên bề mặt Mặt trăng. (Ảnh: NASA/GSFC/Đại học Bang Arizona)
Trong đó, đáng chú ý là một bức ảnh toàn cảnh về hành trình gần đây nhất của Thỏ Ngọc 2. Đường đi quanh co của robot hiện rõ trong ảnh. Ngoài ra, người xem còn có thể thấy trạm đổ bộ Hằng Nga 4 ở phía xa bên trái.
Thỏ Ngọc 2, robot nặng 140kg và chạy bằng năng lượng Mặt trời, cùng trạm đổ bộ Hằng Nga 4 đáp xuống nửa xa của Mặt trăng vào tháng 1/2019, trở thành bộ đôi phương tiện vũ trụ đầu tiên hạ cánh và hoạt động ở khu vực này. Kể từ khi hạ cánh, Thỏ Ngọc 2 đã đi được 1.029 mét trong hố trũng Von Kármán, theo dữ liệu mới từ Hệ thống Ứng dụng Mặt đất Thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc.
Tháng 1, Thỏ Ngọc 2 đã tới vành hố trũng để kiểm tra "túp lều bí ẩn" được phát hiện cuối năm ngoái và xác định đây chỉ là một tảng đá. Từ vị trí thuận lợi này, robot có thể nhìn thấy những vết bánh xe mà nó để lại trên đất Mặt trăng và "bạn đồng hành" là trạm đổ bộ Hằng Nga 4.
Thỏ Ngọc 2 đã có một số phát hiện đáng chú ý trong thời gian làm nhiệm vụ, bao gồm vật chất có khả năng bắt nguồn từ dưới lớp vỏ Mặt trăng và những quả cầu thủy tinh có thể hình thành do tác động của thiên thạch.
Trong khi đó, Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA quan sát Thỏ Ngọc 2 từ trên quỹ đạo. Website của LRO cũng công bố những bức ảnh chụp địa điểm hạ cánh và quá trình di chuyển của robot này qua thời gian.
Thỏ Ngọc 2 và trạm đổ bộ Hằng Nga 4 đã vượt xa thời gian hoạt động theo thiết kế, cụ thể là ba tháng và một năm. Chúng hoạt động khi có ánh sáng Mặt trời, tương đương khoảng hai tuần Trái Đất, sau đó nghỉ ngơi để vượt qua đêm Mặt trăng dài và lạnh giá. Ngày Mặt trăng thứ 40 của nhiệm vụ bắt đầu hôm 23/2 và kết thúc hôm 9/3.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
