Robot UAE sẽ thử nghiệm AI đầu tiên trên Mặt trăng

Robot tự hành Rashid trang bị hệ thống học máy của Canada để giúp đưa ra các quyết định di chuyển, dự kiến đáp xuống Mặt trăng vào tháng 4.

Một hệ thống học máy của công ty công nghệ vũ trụ Canada Mission Control Space Services (MCSS) sẽ đáp xuống bề mặt Mặt trăng cùng robot tự hành Rashid của UAE. Rashid phóng lên nhờ tên lửa Falcon 9 của SpaceX ngày 11/12/2022. Theo kế hoạch, tàu đổ bộ Hakuto-R do công ty ispace của Nhật Bản chế tạo sẽ mang theo Rashid đáp xuống miệng hố trũng Atlas trên bề mặt Mặt trăng vào tháng 4/2023.

Robot UAE sẽ thử nghiệm AI đầu tiên trên Mặt trăng
Robot Rashid của UAE sẽ mang trí tuệ nhân tạo (AI) của Canada lên Mặt trăng. (Ảnh: Trung tâm Vũ trụ Mohammed Bin Rashid)

Rashid có nhiệm vụ tìm kiếm khoáng chất và các yếu tố được quan tâm khác trên bề mặt Mặt trăng. MCSS cho biết, hệ thống học máy sẽ cung cấp thông tin để giúp robot đưa ra các quyết định. Đây là cột mốc đáng chú ý vì trước đây, chưa có AI nào vượt ra khỏi quỹ đạo Trái đất tầm thấp.

Nếu hiệu quả, công nghệ này sẽ đóng vai trò quan trọng với hoạt động khám phá Mặt trăng của NASA, theo Ewan Reid, CEO của MCSS. "AI sẽ trở thành công cụ hỗ trợ thiết yếu để đưa ra quyết định trên phương tiện vũ trụ", Reid nói. Công nghệ mới không chỉ giúp tìm kiếm nước trên Mặt trăng, mà còn giúp việc quan sát Trái đất trở nên hiệu quả hơn.

Rashid dự kiến hoạt động trong khoảng một ngày Mặt trăng (tương đương 29 ngày Trái đất) trên bề mặt thiên thể này. Robot nhiều khả năng sẽ không thể sống sót qua đêm Mặt trăng, nhưng điều này không phải vấn đề với MCSS vì đây chỉ là nhiệm vụ thử nghiệm. Nó sẽ tận dụng hết mức thời gian quý giá trên Mặt trăng.

MCSS sẽ nhận được các hình ảnh điều hướng của Rashid thông qua Hakuto-R. Trạm đổ bộ này phụ trách liên lạc với Trái đất. Với thuật toán của MCSS, từng pixel trong ảnh sẽ được phân loại thành một loại địa hình nhất định.

"Dữ liệu đầu ra sẽ được truyền xuống mặt đất. Nhóm nhà khoa học và kỹ sư tại văn phòng của chúng tôi ở Ottawa, cũng như tại các đại học khác của Canada, sử dụng dữ liệu này để quyết định xem robot tự hành nên đi tới đâu", Reid giải thích. Những nhiệm vụ trong tương lai sẽ phát triển xa hơn, sau khi nhóm chuyên gia chắc chắn rằng AI biết cách phân biệt các khoáng chất và những yếu tố quan trọng như đá hay hố trũng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA phát triển tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân

NASA phát triển tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân

NASA đang hợp tác với cơ quan nghiên cứu DARPA của Lầu Năm Góc để chế tạo tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân cho sứ mệnh sao Hỏa.

Đăng ngày: 28/01/2023

"Chiến tướng" của NASA đã chụp được nơi sự sống bắt đầu?

Kính viễn vọng không gian James Webb đã lập kỷ lục mới khi quan sát và thu thập được các chỉ số đáng ngạc nhiên về lớp băng lạnh ở nơi cực sâu của đám mây phân tử Chameleon I.

Đăng ngày: 28/01/2023
Châu Âu tiết lộ về Hera: Tàu vũ trụ phòng thủ Trái đất

Châu Âu tiết lộ về Hera: Tàu vũ trụ phòng thủ Trái đất

Hera là tên gọi của tàu vũ trụ sát thủ đang được NASA phát triển dưới sự quản lý của European Space Agency (ESA). Nó sẽ được sử dụng trong cuộc thăm dò mặt trăng chết Dimorphos vào năm 2024.

Đăng ngày: 27/01/2023
Tên lửa SpaceX tạo vòng xoáy kỳ lạ trên bầu trời Hawaii

Tên lửa SpaceX tạo vòng xoáy kỳ lạ trên bầu trời Hawaii

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã thành công trong việc đưa vệ tinh định vị lên quỹ đạo và sau khi tên lửa đã hoàn thành nhiệm vụ, nó đã để lại vòng xoáy phát sáng trên bầu trời Hawaii.

Đăng ngày: 27/01/2023
Lần đầu tiên phát hiện thế giới ma 2 trong 1, một năm chỉ dài 20,5 giờ

Lần đầu tiên phát hiện thế giới ma 2 trong 1, một năm chỉ dài 20,5 giờ

Các nhà thiên văn vừa phát hiện thêm hai thế giới cực đoan hiếm thấy: Một cặp sao lùn cực lạnh, vô hình trong mắt người và siết lấy nhau rất chặt trong vũ điệu vĩnh cửu.

Đăng ngày: 26/01/2023
Những nhiệm vụ vũ trụ sẽ diễn ra trong năm nay

Những nhiệm vụ vũ trụ sẽ diễn ra trong năm nay

Năm 2023 sẽ có nhiều nghiên cứu, khám phá với những tàu vũ trụ, nhiệm vụ phóng tên lửa và các nghiên cứu về hành tinh, tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 24/01/2023
Sao chổi mất đuôi màu xanh lá cây do bão mặt trời

Sao chổi mất đuôi màu xanh lá cây do bão mặt trời

Dưới sự ảnh hưởng của thời tiết vũ trụ, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) xuất hiện trên bầu trời khi phần đuôi màu xanh lá cây đặc trưng gần như biến mất.

Đăng ngày: 23/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News