Rối loại tự miễn hiếm gặp gây vàng lưỡi và nước tiểu sậm màu ở trẻ em

Gần đây, một cậu bé 12 tuổi đã gặp phải các dấu hiệu của một chứng rối loạn nghiêm trọng và cực kì hiếm ở người đó là vàng lưỡi, nước tiểu sậm màu, đau họng và đau bụng liên tục.

Báo cáo về tình trạng này của cậu bé được công bố vào 24 tháng 7 trên Tạp chí Y học New England cho biết gia đình nhanh chóng đưa cậu bé đến bệnh viện sau khi phát hiện ra những triệu chứng như đau bụng, đau họng, lưỡi chuyển sang màu vàng và nước tiểu có màu nâu sậm ở em. Ngoài ra, cậu bé còn ở trong tình trạng nhợt nhạt, cơ thể bị suy nhược.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Toronto đã xác định cậu bé bị vàng da, chứng bệnh gây ra hiện tượng vàng da và vàng mắt cũng như làm chuyển màu nước tiểu. Ngoài đôi mắt có tròng trắng chuyển thành vàng thì lưỡi của em cũng có màu vàng tươi như nghệ. Đây là một trường hợp đặc biệt của bệnh vàng da vô cùng hiếm gặp ở người. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), vàng da xảy ra khi một chất hóa học màu vàng có tên là bilirubin tích tụ trong cơ thể quá nhiều. Bilirubin được hình thành trong quá trình phân hủy của các tế bào hồng cầu. Vậy điều gì đã gây ra chứng vàng da của cậu bé?

Rối loại tự miễn hiếm gặp gây vàng lưỡi và nước tiểu sậm màu ở trẻ em
Căn bệnh hiếm gặp khiến cậu bé bị  vàng lưỡi, nước tiểu sậm màu, đau họng và đau bụng liên tục.

Sau khi tiến hành một số xét nghiệm, các bác sĩ đã xác định được một chuỗi phản ứng đặc biệt hiếm gặp đã dẫn đến tình trạng vàng da, vàng lưỡi đi kèm nước tiểu chuyển sang màu đậm ở cậu bé. Nguyên nhân có thể là do tình trạng thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp. Ngoài ra, cậu bé còn bị nhiễm virus Epstein-Barr, một loại virus phổ biến thường gặp ở trẻ em. Các xét nghiệm máu đã cho thấy trong cơ thể cậu bé xuất hiện một loại kháng thể đặc hiệu, chúng có thể khiến các tế bào hồng cầu bị phá vỡ sớm hơn.

Cuối cùng, cậu bé đã được các bác sĩ kết luận là mắc bệnh agglutinin lạnh, một chứng rối loạn tự miễn dịch hiếm gặp, trong đó hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công và phá hủy các tế bào hồng cầu. Bệnh tự miễn dịch này khởi phát khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh từ 32 đến 50 độ F (0 và 10 độ C), nó có thể trở nặng hơn trong những tháng mùa đông.

Tình trạng này dẫn đến thiếu máu và gây ra vàng da vì sự phân hủy nhanh chóng của các tế bào hồng cầu dẫn đến sự tích tụ của bilirubin. Trong một số trường hợp, bệnh agglutinin lạnh có thể được gây ra bởi các chứng nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm virus Epstein – Barr. Đối với trường hợp của cậu bé, các bác sĩ nghi ngờ virus Epstein-Barr là nguyên nhân chính gây ra bệnh này ở cậu bé.

Cậu bé được truyền máu và được điều trị bằng steroid đường uống trong bảy tuần để điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch. Sau khi cậu bé xuất viện, cậu bé đã nhanh chóng hồi phục và màu lưỡi của cậu bé dần trở lại bình thường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xuyên tâm liên – Vị thuốc tiềm năng trong phòng chống Covid-19

Xuyên tâm liên – Vị thuốc tiềm năng trong phòng chống Covid-19

Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế đã đánh giá tác dụng của dược liệu Xuyên tâm liên trong phòng chống Covid-19.

Đăng ngày: 23/07/2021
Tại sao chúng ta lại đau mắt cá chân khi chạy?

Tại sao chúng ta lại đau mắt cá chân khi chạy?

Tổn thương ở mắt cá chân thường do luyện tập quá sức hoặc khi chạy, động tác tiếp đất không đúng kỹ thuật.

Đăng ngày: 23/07/2021
Hệ miễn dịch: Cơ chế kỳ diệu của cơ thể - đội quân thầm lặng giúp chúng ta sống sót

Hệ miễn dịch: Cơ chế kỳ diệu của cơ thể - đội quân thầm lặng giúp chúng ta sống sót

Có những thứ luôn ngày đêm phục vụ và bảo vệ chúng ta nhưng lại thường ít được để ý tới, một trong số đó là hệ miễn dịch trong cơ thể mỗi người.

Đăng ngày: 22/07/2021
Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên do virus Monkey B

Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên do virus Monkey B

Một bác sĩ thú y 53 tuổi ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã tử vong sau khi nhiễm một mầm bệnh hiếm gặp lây truyền từ linh trưởng, được gọi là virus Monkey B, theo Washington Post.

Đăng ngày: 20/07/2021

"Bẫy" kích thước nano vô hiệu hóa virus truyền nhiễm

​Loại bẫy này được đưa vào cơ thể để " bắt" virus viêm gan B hoặc adenovirus và vô hiệu hóa, có thể sử dụng như phương tiện vận chuyển thuốc.

Đăng ngày: 20/07/2021
Khói nấu ăn có hại cho sức khỏe của bạn không?

Khói nấu ăn có hại cho sức khỏe của bạn không?

Nấu ăn ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà theo những cách phức tạp và phương pháp tốt nhất để giữ an toàn là sử dụng hệ thống thông gió hiệu quả.

Đăng ngày: 20/07/2021
Nọc cực độc của rắn hổ có thể cứu sống con người

Nọc cực độc của rắn hổ có thể cứu sống con người

Các nhà khoa học đã tìm ra một chất siêu kết dính có thể gắn vào mô cơ thể con người để ngăn chảy máu khi bị chấn thương.

Đăng ngày: 19/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News