Rối loạn tiền đình là gì? Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Vậy rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn tiền đình như thế nào? Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Rối loạn tiền đình là gì? Tiền đình là gì?
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm phía sau hai bên ốc tai. Vai trò chính của tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể khi chúng ta di chuyển, xoay, cúi người,… Hệ thống tiền đình được điều khiển bằng dây thần kinh số 8, còn gọi là đường truyền dẫn thông tin.
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là gì? Đây thực chất là bệnh lý khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất cân bằng tư thế và thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Bệnh tiền đình rất hay tái phát và làm ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Rối loạn tiền đình - căn bệnh phổ biến hiện nay.
Các loại rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình được chia thành 2 loại chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.
- Rối loạn tiền đình ngoại biên: Do bị tổn thương tai trong, dây thần kinh tiền đình hoặc mắc bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ. Căn bệnh này khá lành tính. Người bệnh dễ bị chóng mặt khi thay đổi tư thế nhưng vẫn giữ được tỉnh táo khi di chuyển.
- Rối loạn tiền đình trung ương: Do tổn thương nhân tiền đình hoặc đầy dây liên hệ các nhân dây tiền đình ở thân não và tiểu não. Người bị rối loạn tiền đình trung ương thường gặp các triệu chứng như đi lại khó khăn, choáng váng khi thay đổi tư thế, hay sa sẩm mặt mày,…
Ai dễ mắc rối loạn tiền đình?
- Người lớn từ 40 tuổi trở nên (chiếm khoảng 35%).
- Nữ giới dễ bị rối loạn tiền đình hơn so với nam giới và thường bị nhầm với thiểu năng tuần hoàn não.
- Người thường xuyên sống trong môi trường quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa, ăn phải thức ăn nhiễm độc.
- Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh.
- Người hay suy nghĩ, thường xuyên bị căng thẳng.
- Người ít vận động, ngồi nhiều.
Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là khi người bệnh không được điều trị đúng và kịp thời. Bệnh có có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài và tái phát nhiều lần. Nếu người bệnh cố gắng đi lại khi gặp cơn bệnh sẽ rất dễ bị ngã, nhẹ thì trầy xước da, nặng hơn thì có thể bị gãy tay, chân, chấn thương sọ não nếu chẳng may đập đầu vào vật cứng. Ngoài ra, người bị rối loạn tiền đình còn có thể bị đột quỵ do máu lên não kém.
Bệnh tiền đình có chữa khỏi được không? Trên thực tế, với một phác đồ điều trị phù hợp cùng sự hỗ trợ của các loại thuốc bổ não, người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được các biến chứng, ngăn bệnh tái phát thậm chí là chữa khỏi hẳn. Theo các bác sĩ, rối loạn tiền đình sẽ khỏi hoàn toàn nếu chữa khỏi bệnh là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
2. Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn tiền đình Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, trong đó phổ biến nhất phải kể đến những trường hợp sau đây:
- Do huyết áp thấp, di chứng tai biến, thiếu máu, bệnh lý tim mạch,… khiến mạch máu bị tách nghẽn, máu lên não kém.
- Ảnh hưởng từ một số bệnh lý như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa.
- Do môi trường sống quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mua đột ngột.
- Ngồi nhiều, ít vận động.
- Mất máu do chấn thương hoặc phụ nữ sau sinh.
- Uống nhiều rượu bia.
- Cơ thể bị nhiễm độc hoặc gặp tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc.
- Tổn thương hệ thần kinh do mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
Người bị rối loạn tiền đình thường gặp những triệu chứng sau đây:
- Mất ngủ
- Có tiếng ù trong tai
- Chóng mặt: Người bệnh có cảm giác cơ thể quay cuồng, chao đảo, đứng lên ngồi xuống khó khăn hoặc bị nặng người không thể ngồi dậy được. Một số trường gặp còn kèm theo triệu chứng buồn nôn, mờ mắt.
- Mất thăng bằng: Rối loạn tiền đình gây ra tình trạng mất thăng bằng, khiến bạn gặp khó khăn khi đi lại, có cảm giác lâng lâng, phải bám víu vào vật gì đó mới di chuyển được.
- Ngất xỉu, mất ý thức: Bệnh rối loạn tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm giảm lượng máu lưu thông lên não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim,… Hậu quả là người bệnh có thể bị mất ý thức và ngất xỉu.

Tổng quan về bệnh dại với các con số thực tế ở Việt Nam
Chúng ta hãy cùng thử xem bệnh dại là gì và tác hại của nó ra sao, cùng với đó là khuyến cáo chính thức từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế về các biện pháp phòng ngừa bệnh dại.

Bạn biết về về hội chứng trầm cảm cười?
"Trầm cảm cười" là hội chứng trầm cảm có những biểu hiện khá dễ dàng để nhận biết và thường gặp phải ở nhiều người trẻ.

Tìm hiểu về bệnh rối loạn phân ly tập thể
Rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Tỷ lệ người mắc các rối loạn này chiếm 0,3-0,5% dân số.

Chướng bụng đầy hơi kéo dài và cách chữa trị
Chướng bụng đầy hơi khó tiêu là hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, việc thường xuyên gặp phải triệu chứng này cũng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Trầm cảm sau sinh – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng chữa
Phụ nữ được tạo hóa ban cho thiên chức làm mẹ, điều đó thật thiêng liêng và đáng tự hào đối với nữ giới chúng ta. Nhưng kèm theo thiên chức đó là những bệnh lý gặp phải liên quan đến thời kỳ sinh đẻ.

Suy gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Suy gan là một tình trạng nguy kịch cho tính mạng cần được chăm sóc y tế kịp thời. Thông thường, suy gan diễn ra từ từ và qua nhiều năm trời. Tuy nhiên, một tình trạng hiếm gặp hơn được biết đến với tên gọi suy gan cấp tính diễn ra nhanh chóng (có thể chỉ trong khoảng 48 giờ) và khó chẩn đoán được ngay từ lần đầu tiên.
