Rùng mình 13 hộp sọ giống “ngoài hành tinh” cạnh kim tự tháp Maya
Các dấu hiệu mà 2 trong số 13 hộp sọ tiết lộ chỉ ra sự thật còn ghê rợn hơn liên quan đến kim tự tháp ở quảng trường phía Đông thành cổ Moral-Reforma.
Theo Ancient Origins, các hộp sọ đã được khai quật trong một số ngôi mộ niên đại trên 1.000 năm, thuộc khu khảo cổ Mora-Reforma ở Tabasco - Mexico.
Các hộp sọ đã được phân tích trong số 13 hộp sọ lạ được khai quật gần kim tự tháp - (Ảnh: INAH).
Khu khảo cổ này vốn là một thành cổ Maya từng hưng thịnh trong hàng thế kỷ, sau đó bị bỏ hoang vào khoảng năm 1000 sau Công nguyên.
Các hộp sọ gây tò mò cho giới khảo cổ vì hình dáng thon dài bất thường - trông như đầu của người ngoài hành tinh trong phim giả tưởng - mà các bước nghiên cứu đã cho thấy là do sự tạo hình cố ý bằng cách buộc đầu trong nhiều năm.
Hai trong số các hộp sọ bị tách đôi với dấu vết cực kỳ bén gọn, khiến các nhà khoa học tin rằng ít nhất 2 người này là nạn nhân của một nghi lễ hiến tế rùng rợn của người Maya thời kỷ Cổ điển (năm 600-900 sau Công nguyên).
Địa điểm xảy ra là một kim tự tháp, cũng là đền thờ ở quảng trường phía Đông của thành cổ.
Kim tự tháp đôi khổng lồ ở tàn tích thành cổ Maya - Moral-Reforma của Mexico - (Ảnh: INAH).
Những sự thật nói trên đã được tiết lộ thông qua cuộc nghiên cứu công phu của Viện Nhân chủng học và lịch sử quốc gia (INAH) của Mexico, với hy vọng thông qua hài cốt có thể tìm hiểu phong tục, các nghi lễ và chế độ ăn uống của người Maya cổ đại.
Theo Heritage Daily, cho đến nay, việc phân tích hình thái của 5/13 hộp sọ đã hoàn tất, bao gồm 2 hộp sọ có dấu hiệu bị chặt đầu. Cả 5 người đều là nam giới, 2 người có tuổi khoảng 17-25, 2 người khoảng 33-45 tuổi và 1 người khoảng 25-35 tuổi. Tuổi được ước tính dựa theo độ mòn của răng.
Các hộp sọ này đều cho thấy tác động của một kiểu chỉnh sửa sọ nhân tạo nhằm tạo ra hình dáng "như ngoài hành tinh", nhưng đối với người Maya lại là cách thể hiện địa vị cao.
Để có được hình dáng đó, họ bị nẹp đầu từ khi còn nhỏ dẫn đến sự phát triển của chứng phì đại xương, hộp sọ dài ra về phía sau.
Mộ của một số người được bao phủ chất màu đỏ, có lẽ là chu sa - thường được dùng trong các ngôi mộ quyền quý của người Maya. Cách sắp xếp các mộ cũng thể hiện một lễ nghi đặc biệt, khẳng định thêm rằng đó là mộ hiến tế.
Tuy nhiên, vì sao những cá nhân này bị đem đi hiến tế trong một nghi lễ cực kỳ tàn khốc vẫn là bí ẩn.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
