Sao chổi sáng nhất năm 2021 tan vỡ khi bay qua Mặt trời
Hình ảnh từ các kính viễn vọng cho thấy sao chổi Leonard (C/2021 A1) đã vỡ thành nhiều mảnh khi bay qua Mặt trời.
Sao chổi Leonard trong ảnh chụp vào ngày 28/12/2021. (Ảnh: Michael Mattiazzo)
Sao chổi Leonard bay qua gần Mặt trời nhất ở điểm cận nhật vào ngày 3/1/2022 và hiện nay đang bay xa dần khỏi Mặt trời. Nó không chỉ mờ đi mà còn thiếu hai bộ phận quan trọng nhất là nhân và đầu. Phần sót lại của sao chổi có thể quan sát trên bầu trời buổi sáng từ Nam bán cầu.
Nhà nghiên cứu Gregory Leonard của tổ chức khảo sát thiên văn Catalina Sky Survey tại Tucson, Arizona, phát hiện ngôi sao chổi vào ngày 3/1/2021. Ở thời điểm đó, nó vẫn còn cách xa điểm cận nhật. Leonard dần bay qua quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời và tiếp đến là sao Kim. Các quan sát ban đầu cho thấy sao chổi Leonard đủ sáng để quan sát bằng mắt thường. Cuối năm 2021, sao chổi Leonard ở gần Trái đất nhất.
Một sao chổi thường nóng lên khi đến gần Mặt trời. Phần nhân chỉ rộng vài kilomet của nó sẽ ấm lên, giải phóng vật liệu bay hơi ở bề mặt là khí và bụi. Vật liệu bốc lên từ nhân tạo thành khí quyển bao quanh nhân gọi là đầu sao chổi.
Vào cuối tháng 11 năm ngoái, sao chổi Leonard trở nên sáng hơn. Khi tiến đến gần điểm cận nhật vào ngày 3/1/2022, độ sáng bắt đầu biến động cách 3 - 5 ngày. Đuôi sao chổi thể hiện cấu trúc phức tạp, có thể do mảnh vụn vỡ ra từ nhân. Vào thời điểm này, các nhà thiên văn rất khó quan sát ngôi sao chổi. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục theo dõi trong lúc nó mờ dần.
Ngày 23/2/2022, nhà nghiên cứu Martin Masek chụp ảnh ngôi sao chổi và ghi nhận nó thiếu nhân đặc ở trung tâm. Các nhà quan sát khác xác nhận sao chổi Leonard giờ đây chỉ còn là vệt mờ. Nhiều khả năng phần nhân rộng 1,6 km của nó đã vỡ ra hoặc bay hơi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà
Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất
Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.
