Sao Hỏa xuất hiện 2 tỉ "hố tử thần" vì kẻ tấn công bí ẩn

Một nghiên cứu mới về về bề mặt sao Hỏa đã cho thấy một kẻ tấn công ngoài hành tinh có thể gây ra tác động khủng khiếp.

Theo Universe Today, nhóm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng của Đại học John Hopkins (JHU APL - Mỹ) đã tìm hiểu sâu về miệng hố va chạm mang tên Corinto ở khu vực Elysium Planitia nằm gần xích đạo sao Hỏa.

Sao Hỏa xuất hiện 2 tỉ hố tử thần vì kẻ tấn công bí ẩn
Hố va chạm Corinto ở sao Hỏa - (Ảnh: NASA).

Đó là một miệng hố tương đối trẻ - 2,34 triệu năm tuổi - theo tiêu chuẩn của hành tinh đỏ, một thế giới đầy rẫy các hố va chạm lớn nhỏ.

Kích thước của nó cũng nằm ở khoảng tương đối: Đường kính 14km và sâu 1km.

Lý do khiến Corinto trở nên thú vị là vì các hình ảnh tinh vi từ tàu vũ trụ NASA cho thấy nó có một hệ thống "tia" mở rộng từ vành hố, cho thấy có những thứ từng bị bắn ra khỏi miệng hố này.

Ngoài ra, bên trong miệng hố đầy những vết rỗ. Đó là bằng chứng nó phải chứa đầy nước đá trước khi bị một kẻ tấn công - có thể là tiểu hành tinh - lao thẳng vào.

Các tính toán cho thấy góc va chạm là khoảng 30-45 độ và mạnh đến nỗi giải phóng vô số mảnh vụn.

Ngạc nhiên hơn, các phân tích mô hình cũng như dấu vết trực tiếp mà các tàu vũ trụ thu thập được từ bề mặt sao Hỏa cho thấy cú va chạm rất mạnh này đã tạo ra tới 2 tỉ miệng hố va chạm thứ cấp.

Sao Hỏa xuất hiện 2 tỉ hố tử thần vì kẻ tấn công bí ẩn
Sao Hỏa liên tục bị cày nát bởi các hố va chạm thiên thạch và cả các hố thứ cấp - (Ảnh đồ họa).

Miệng hố va chạm thứ cấp là những cái được tạo thành khi mảnh vỡ nóng bỏng bắn ra từ vụ va chạm ban đầu rơi xuống các khu vực lân cận - cũng với một lực rất mạnh - và tạo ra các hố va chạm nhỏ hơn.

Số miệng hố thứ cấp khổng lồ và bao gồm nhiều hố to này là do kích cỡ những "mảnh vỡ" bắn ra từ Corinto có thể lên tới 10m. Một số miệng hố thứ cấp nằm cách miệng hố ban đầu tớii 1,8km.

Bề mặt sao Hỏa vốn không chịu tác động bởi các hiện tượng khí hậu liên tiếp, mạnh mẽ hay hệ động thực vật phong phú như Trái đất, nên có thể giữ gần như nguyên vẹn dấu vết của các vụ va chạm qua hàng triệu, thậm chí hàng tỉ năm.

Nó vô tình cho chúng ta thấy một kẻ tấn công ngoài hành tinh có thể gây ra tác động mạnh mẽ như thế nào. Trái đất có thể cũng có các hệ thống hố va chạm như thế, đang ẩn mình dưới các lớp trầm tích.

Nghiên cứu vừa được công bố tại Hội nghị khoa học Mặt trăng và hành tinh thường niên lần thứ 55 tại Texas - Mỹ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tin xấu về sự sống trên sao Hỏa?

Tin xấu về sự sống trên sao Hỏa?

Sao Hỏa ngày nay chỉ là một sa mạc khô cằn. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng địa chất cho thấy nước đã chảy qua bề mặt Hành tinh Đỏ từ hàng tỷ năm trước.

Đăng ngày: 21/03/2024
Con người mất bao lâu để đi bộ một vòng quanh sao Hỏa?

Con người mất bao lâu để đi bộ một vòng quanh sao Hỏa?

Con người đã có thể đi bộ vòng quanh Trái đất. Thế còn sao Hỏa, hành trình đó sẽ mất bao lâu?

Đăng ngày: 19/03/2024
Mê cung Bóng đêm: Nơi sự sống sao Hỏa ẩn náu?

Mê cung Bóng đêm: Nơi sự sống sao Hỏa ẩn náu?

Phát hiện mới về một ngọn núi lửa cổ xưa khổng lồ khiến Mê cung Bóng đêm trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các sứ mệnh săn tìm sự sống.

Đăng ngày: 18/03/2024
Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện

Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện "tia sáng sự sống" ở sao Hỏa

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra cách mà sự sống ở sao Hỏa có thể đã ra đời song song với sự sống trên Trái đất.

Đăng ngày: 13/03/2024
Sứ mệnh thu hồi đá sao Hỏa của Trung Quốc diễn ra suôn sẻ, NASA gặp khó

Sứ mệnh thu hồi đá sao Hỏa của Trung Quốc diễn ra suôn sẻ, NASA gặp khó

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng Mỹ trong bối cảnh NASA gặp khó trong sứ mệnh thu hồi mẫu vật từ sao Hỏa.

Đăng ngày: 09/03/2024
Tàu vũ trụ Mars Express của châu Âu chụp được hình ảnh

Tàu vũ trụ Mars Express của châu Âu chụp được hình ảnh "chấn động" ở sao Hỏa

Dữ liệu mới từ tàu Mars Express không chỉ vén màn " suối nguồn sự sống" trên Sao Hỏa mà còn là một đoạn lịch sử đã mất của hành tinh này.

Đăng ngày: 05/03/2024
Tiết lộ tình trạng thê thảm của tàu săn sự sống NASA

Tiết lộ tình trạng thê thảm của tàu săn sự sống NASA

Nguyên nhân thực sự đằng sau " cái chết" của tàu săn sự sống Ingenuity vừa được tiết lộ trong bức ảnh chụp bởi người bạn đồng hành của nó.

Đăng ngày: 02/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News