Sao Thủy sắp lướt qua đĩa Mặt Trời
Những người yêu thiên văn có thể quan sát sự kiện hiếm hoi khi sao Thủy lướt ngang qua đĩa Mặt Trời trong vài giờ vào hôm 9/5.
Theo Discovery News, sự kiện này diễn ra 10 năm sau khi sao Thủy dịch chuyển gần Mặt Trời nhất vào tháng 11/2006 và dự kiến đến năm 2019, các nhà thiên văn mới có cơ hội quan sát lần chuyển dịch tiếp theo.
Hình ảnh sao Thủy dịch chuyển qua Mặt Trời do Đài quan sát Mặt Trời Hinode của Nhật Bản ghi lại năm 2006. (Ảnh: JAXA).
Bóng đen nhỏ bé của sao Thủy sẽ băng qua đĩa Mặt Trời trong khoảng thời gian 7 tiếng, từ 11 giờ 12 phút đến 18 giờ 42 phút. Nếu thời tiết thuận lợi, hầu hết khu vực châu Mỹ và Tây Âu có thể quan sát toàn bộ quá trình dịch chuyển. Khu vực có tầm quan sát rõ nhất là châu Phi và một phần châu Á. Người dân ở Đông Á và Australia không thể theo dõi sự kiện này do thời điểm diễn ra rơi vào ban đêm. Sao Thủy, hành tinh ở gần Mặt Trời nhất sẽ đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, nhưng chỉ che khuất được 1/150 đĩa Mặt Trời.
Đây là cơ hội cho các nhà thiên văn thực hiện một số nghiên cứu khoa học. Khi sao Thủy dịch chuyển qua đĩa Mặt Trời, họ có thể quan sát ngoại quyển, tầng không khí rất mỏng bên ngoài hành tinh này. Ngoại quyển của sao Thủy hình thành khi gió Mặt Trời liên tục quét qua bề mặt đá, gây ra hiện tượng các phân tử khí cuộn lại như đuôi sao chổi.
Bằng cách quan sát ánh sáng Mặt Trời xuyên qua ngoại quyển, các nhà thiên văn có thể tìm hiểu về tương tác của Mặt Trời với các thiên thể.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
