Sau khi xảy ra đại tuyệt chủng, đây là loài vật có khả năng hồi sinh mạnh mẽ nhất

Những loài động vật nhỏ bé trong lòng đất này hóa ra là những con vật sống sót và hồi sinh đầu tiên sau thảm họa tuyệt chủng quy mô lớn của Trái đất.

Sự sống trên Trái đất đã bị tàn phá bởi sự tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Permi cách đây 252 triệu năm. Sự kiện tuyệt chủng quy mô lớn nhất trong lịch sử hành tinh đã giết chết hơn 90% các loài động vật và thực vật. Sau đó phải mất hàng triệu năm để đa dạng sinh học quay trở lại thời kỳ trước tuyệt chủng.

Bằng cách kiểm tra các đường mòn và hang ở đáy biển Đông, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra rằng, các loài động vật đào hang dưới đáy như giun và tôm là những loài đầu tiên hồi sinh sau sự kiện thảm khốc này.

Sau khi xảy ra đại tuyệt chủng, đây là loài vật có khả năng hồi sinh mạnh mẽ nhất
Sau đại tuyệt chủng, giun và tôm là những loài đầu tiên hồi sinh sau sự kiện thảm khốc này.

Đồng tác giả nghiên cứu Michael Benton, giáo sư cổ sinh vật có xương sống tại Đại học Bristol cho biết: “Sự tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Permi và sự phục hồi của sự sống trong kỷ Trias đã sớm được ghi chép rất rõ ràng trên khắp miền nam Trung Quốc. Chúng tôi có thể xem xét các dấu vết hóa thạch từ 26 khu vực thông qua toàn bộ chuỗi sự kiện, đại diện cho 7 triệu năm quan trọng và hiển thị chi tiết tại 400 điểm lấy mẫu. Cuối cùng chúng tôi đã tái tạo lại các giai đoạn phục hồi của tất cả động vật bao gồm sinh vật đáy, nekton và các loài động vật thân mềm đào hang dưới đại dương”.

Theo Giáo sư Benton và các đồng nghiệp của ông, nhiệt độ tăng cao và tình trạng thiếu oxy kéo dài trùng hợp với thời kỳ chuyển giao giữa kỷ Permi và kỷ Trias. Khi đó sự đa dạng sinh học dường như rất thấp do không có các điều kiện hỗ trợ cho sự sống. Phải mất hơn 3 triệu năm để các loài động vật thân mềm có thể hồi sinh trở lại.

Alison Cribb, một nghiên cứu sinh Tiến sĩ về Địa sinh học tại Đại học Nam California kiêm đồng tác giả nghiên cứu giải thích: “Những động vật đầu tiên hồi sinh là thức ăn ký gửi như giun và tôm, các động vật dạng huyền phù như động vật chân đốt, bryozoans và các loài hai mảnh vỏ”.

Những phát hiện này cho thấy, các loài động vật thân mềm có khả năng chống chịu tốt nhất khi nồng độ CO2 tăng cao và sự nóng lên nhanh chóng của Trái đất.

Tác giả chính của nghiên cứu Xueqian Feng, một chuyên gia về cổ sinh vật học tại Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc kết luận: “Những kỹ sư hệ sinh thái này đã đóng một vai trò trong việc phục hồi hệ sinh thái đáy biển sau cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt. Chúng đã kích hoạt những sự đổi mới và bức xạ tiến hóa trong kỷ Trias sớm sau đó”.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science Advances.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hành động lạ của cá heo Bolivia khiến các nhà khoa học đau đầu

Hành động lạ của cá heo Bolivia khiến các nhà khoa học đau đầu

Các nhà khoa học chứng kiến 2 con cá heo sông Bolivia đang cùng ngoạm một con trăn anaconda, nhưng họ vẫn chưa chắc chắn điều gì đang diễn ra ẩn sau hành động này.

Đăng ngày: 18/07/2022
Đột kích ổ trăn Miến Điện 20 con

Đột kích ổ trăn Miến Điện 20 con

Hai cán bộ quản lý động vật hoang dã đột kích một ổ trăn xâm hại ở một đầm lầy tại Nam Florida.

Đăng ngày: 17/07/2022
Rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa "khủng" đoạt mạng trăn gấm ngay trên đường phố

Dù có khá nhiều người chứng kiến và thậm chí là xe cộ đi lại ở gần đó phát ra tiếng ổn lớn, nhưng con rắn hổ mang chúa dài khoảng 3,5m vẫn cố gắng giết chết trăn gấm.

Đăng ngày: 16/07/2022
Ba giờ chạy đua giải cứu voi mẹ và voi con mắc kẹt dưới cống

Ba giờ chạy đua giải cứu voi mẹ và voi con mắc kẹt dưới cống

Nhóm bác sĩ thú y và nhân viên công viên quốc gia Khao Yai ở Thái Lan hôm 13/7 đã thực hiện cuộc giải cứu đầy kịch tính khi một cặp voi mẹ và voi con bị mắc kẹt dưới miệng cống.

Đăng ngày: 16/07/2022
Chuyên gia bắn rắn hổ mang lẩn trốn bên trong chiếc giày thể thao

Chuyên gia bắn rắn hổ mang lẩn trốn bên trong chiếc giày thể thao

Nếu không phát hiện thấy con rắn độc và mang chiếc giày vào chân, không biết chủ nhân của đôi giày này sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng đến mức nào?

Đăng ngày: 15/07/2022
Cuộc truy diệt thỏ lớn nhất lịch sử nhân loại: Khi virus không còn tiến hóa theo lối mòn

Cuộc truy diệt thỏ lớn nhất lịch sử nhân loại: Khi virus không còn tiến hóa theo lối mòn

Nó để lại cho con người chúng ta một bài học, khi đại dịch COVID-19 vẫn còn chưa kết thúc.

Đăng ngày: 15/07/2022
Giới khoa học ngỡ ngàng vì chim cánh cụt biết

Giới khoa học ngỡ ngàng vì chim cánh cụt biết "nhái" giọng

Một số loài chim cánh cụt có khả năng thay đổi giọng nói sao cho giống với bạn tình để dễ quyến rũ đối phương. Trước đây, khả năng này thường chỉ bắt gặp ở một số loài bậc cao, bao gồm cả con người.

Đăng ngày: 15/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News