Saudi Arabia đặt dấu ấn lịch sử trong ngành hàng không vũ trụ
Ngày 21/5, Saudi Arabia đã đặt dấu ấn lịch sử trong ngành hàng không vũ trụ của nước này khi đưa hai phi hành gia Rayyanah Barnawi và Ali Al-Qarni lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Với chuyến bay lịch sử này, Rayyanah Barnawi đã trở thành nữ phi hành gia đầu tiên của Saudi Arabia bay vào không gian.
4 phi hành gia tham gia sứ mệnh Axiom Space 2.
Hai phi hành gia của quốc gia vùng Vịnh tham gia sứ mệnh Axiom Space 2 được đưa lên vũ trụ từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida (Mỹ) vào lúc 17h37 ngày 21/5 (giờ địa phương), tức khoảng 4h37 ngày 22/5 (giờ Việt Nam) và dự kiến kết nối với ISS vào 13h30 ngày 22/5.
Tham gia sứ mệnh này còn có cựu phi hành gia Peggy Whitson của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và phi công John Shoffner.
Phát biểu trước khi được đưa lên ISS, phi hành gia kiêm nhà nghiên cứu về ung thư vú Rayyanah Barnawi đã thể hiện sự vinh dự khi được đại diện cho Saudi Arabia thực hiện nhiệm vụ lần này. Cô cũng nêu bật niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình.
Trong thời gian 8 ngày ở trên trạm ISS, Peggy Whitson, John Shoffner, Ali Al-Qarni và Rayyanah Barnawi đặt mục tiêu tiến hành 20 dự án nghiên cứu, trong đó có 14 dự án được phát triển bởi các nhà khoa học Saudi Arabia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh lý con người, sinh học tế bào và phát triển công nghệ.
Vụ phóng được thực hiện bằng tên lửa Falcon 9 của công ty vũ trụ SpaceX. Đây là sứ mệnh thứ hai đưa phi hành đoàn tư nhân lên trạm ISS, sau chuyến bay đặc biệt đầu tiên trong nhiệm vụ kéo dài 17 ngày được thực hiện vào tháng 4 năm ngoái. Đây cũng được coi là một bước tiến quan trọng trong mục tiêu hướng tới thương mại hóa hoạt động du hành không gian.
Saudi Arabia mới thành lập Ủy ban Vũ trụ Saudi vào năm 2018 và khởi động một chương trình vào năm ngoái để đưa các phi hành gia vào vũ trụ.
Trước đó vào năm 1985, Hoàng tử Sultan bin Salman đã trở thành phi hành gia đầu tiên của Saudi Arabia bay vào không gian.

Lần đầu phát hiện hơi nước trong sao chổi hiếm
Các nhà thiên văn học đã phát hiện hơi nước khi quan sát một sao chổi hiếm gặp trong hệ Mặt Trời bằng Kính viễn vọng Không gian James Webb.

So sánh tên lửa Trường Chinh 9 và Starship
So với tên lửa Trường Chinh 9, hệ thống phóng Starship của SpaceX tạo ra lực đẩy mạnh hơn nhờ động cơ Raptor thế hệ mới.

Kim cương chưa từng thấy trong thiên thạch ngoài hành tinh
Thiên thạch ở hẻm núi Diablo ở bang Arizona chứa kim cương với cấu trúc khác thường, hình thành từ vụ va chạm cách đây hàng chục nghìn năm.

24 giờ qua, sóng vô tuyến khắp thế giới chập chờn: Thủ phạm đang hiện ra trên trời!
Thiên thể sáng nhất trên bầu trời Trái đất đang " thủng" hai lỗ lớn, liên tục bắn về phía chúng ta những quả pháo sáng dữ dội, mà những đợt mất sóng vô tuyến liên tục hôm 19-5 là "còi báo động".

Phát hiện hành tinh giống Trái đất, một nửa có thể sống được
LP 791-18 có kích thước bằng với Trái Đất và cũng sở hữu một " báu vật" y hệt Trái Đất - tuy chết chóc nhưng cần thiết cho sự sống.

Lần đầu tiên phát hiện từ quyển bảo tồn sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời
Khi chúng ta nghĩ về khả năng sinh sống của các ngoại hành tinh, vai trò của từ trường trong việc duy trì môi trường ổn định là điều cần xem xét bên cạnh những thứ như bầu khí quyển và khí hậu.
