Siêu hạn hán trên Trái đất ảnh hưởng ra ngoài không gian
Một đợt siêu hạn hán dữ dội trên thế giới trong hơn hai thập kỷ qua được phát hiện đã ảnh hưởng đến sóng trọng lực ở rìa bầu khí quyển của Trái đất.
Các nhà nghiên cứu Chester Gardner của Đại học Illinois (Mỹ) và Chiao-Yao She của Đại học bang Colorado (Mỹ) thường xuyên theo dõi thời tiết ở phần trên của bầu khí quyển Trái đất bằng hệ thống quét xung laser LIDAR (Light Detection and Ranging).
Bề mặt nứt gãy của hồ Oroville, bang California do hiện tượng siêu hạn hán - (Ảnh: AP).
Khi siêu hạn hán bắt đầu xảy ra ở tây nam Bắc Mỹ (SWNA), tình cờ họ nhận thấy sóng trọng lực ở rìa không gian giảm 30%, theo trang Space.com.
"Chúng tôi chưa bao giờ mong đợi thực hiện các quan sát có thể mang lại hiểu biết sâu sắc về cách một đợt hạn hán có thể ảnh hưởng đến tầng khí quyển phía trên của Trái đất đến như vậy", ông Gardner nói.
Điều này cho thấy những thay đổi ở tầng khí quyển bên dưới Trái đất có thể ảnh hưởng đến bầu khí quyển bên trên nhiều hơn so với suy nghĩ trước đây.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hoạt động sóng trọng lực lớn nhất xảy ra vào mùa đông - khi những cơn gió mạnh gây ra mưa và tuyết, và từ giữa đến cuối mùa hè - khi những cơn mưa từ Thái Bình Dương tràn vào.
Điều này cũng cho thấy lượng mưa là một yếu tố làm giảm sóng trọng lực. Có vẻ như các cơn bão đã mang lại sóng trọng lực và lượng mưa giảm trong thời gian hạn hán có nghĩa là ít bão hơn, và do đó ít sóng trọng lực hơn.
Trước đây chưa có nghiên cứu nào về mối liên hệ giữa những thay đổi thời tiết ở tầng khí quyển bên dưới và những thay đổi tiếp theo ở tầng trên của bầu khí quyển.
Trong khi đó, hạn hán dường như vẫn tiếp diễn vô tận. Theo một nghiên cứu của trang Climate Central, hơn 40% diện tích tây nam nước Mỹ đã trải qua 40 tuần hạn hán liên tiếp trong năm 2022.
Mặc dù hai nhà nghiên cứu She và Gardner thận trọng tuyên bố rằng vẫn cần nghiên cứu thêm, nhưng các quan sát của họ có thể đặt tiêu chuẩn cho các mô hình máy tính trong tương lai để theo dõi các thay đổi khí quyển mà LIDAR có thể phát hiện.
Ông Gardner cho biết các mô hình khí quyển hiện tại không thể nhìn thấy sóng trọng lực vì độ phân giải yếu, ngay cả trên các mô hình máy tính nhanh nhất cũng không đủ để thấy quy mô của những đợt sóng này.
Hiện tại các nhà khoa học đang phát triển các mô hình máy tính ở độ phân giải cao để có thể nhìn thấy sóng ở quy mô lớn hơn.

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
