Siêu máy tính có thể dự báo mưa lớn trước 6 giờ
Hệ thống siêu máy tính 31,1 petaflop Fugaku được phát triển bởi công ty Fujitsu và Viện nghiên cứu Riken của Nhật Bản có thể được sử dụng để dự báo và phân tích các hiện tượng thiên nhiên như dải mây mưa và các cơn bão.
Siêu máy tính giúp dự báo dải mây mưa. (Ảnh: Fujitsu)
Công ty công nghệ Fujitsu giới thiệu hệ thống siêu máy tính cung cấp cho Cơ quan Khí tượng Nhật bản (JMA), sử dụng để dự báo dải mây mưa, Interesting Engineering đưa tin. Dải mây mưa là mây vũ tích di chuyển chậm hoặc bất động, gây mưa lớn. Hệ thống máy tính mới bắt đầu hoạt động từ ngày 1/3, có thể dự đoán những thảm họa tự nhiên trước 6 - 12 giờ.
Sử dụng siêu máy tính "Fugaku", JMA phát triển công nghệ dự đoán dải mây mưa từ tháng 6/2022. Kết quả được dùng cho hệ thống siêu máy tính mới, thiết kế dựa trên siêu máy tính Fujitsu Primehpc FX1000, trang bị bộ xử lý A64FX như Fugaku, do viện Riken đồng chế tạo và nổi tiếng với hiệu suất cùng độ tin cậy cao. Các đặc điểm này sẽ giúp tăng cường độ chính xác của dự báo dải mây mưa.
Hệ thống siêu máy tính mới bao gồm 24 giá (12 giá cho hệ thống chính và phụ), đạt hiệu suất tối đa khoảng 31,1 petaflop. Bộ phận lưu trữ có sức chứa 42,3 petabyte. Siêu máy tính hiện nay được lắp đặt ở trung tâm dữ liệu của Fujitsu và bảo vệ an toàn trước nhiều thảm họa như động đất và lũ lụt, góp phần quản lý hoạt động ổn định liên tục cả ngày.
"Với hệ thống trên, Fujitsu sẽ hỗ trợ JMA trong nỗ lực cung cấp dự báo nhanh và chính xác, cho phép nhà chức trách tăng cường chuẩn bị cho mưa lớn và đối phó sớm trước thảm họa", đại diện công ty cho biết.
Nhật Bản luôn phải ứng phó với những thảm họa tự nhiên do đất nước nằm dọc khu vực nơi một số mảng kiến tạo giao nhau. Quốc gia này từng chịu thiệt hại nặng nề do động đất, sóng thần và mưa bão.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Siêu máy tính dự đoán cuộc đại tuyệt chủng vào năm 2100
Các nhà khoa học đã chạy một chương trình giả lập bằng siêu máy tính, mô tả cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất vào năm 2100.
