Siêu tân tinh sáng chói phá hủy đám mây khí khổng lồ

Các nhà nghiên cứu cho rằng siêu tân tinh Ia sáng gấp 100 lần là do nó đâm vào một đám mây vật chất, tạo ra vụ nổ ánh sáng.

Bí ẩn về một ngôi sao phát nổ kỳ lạ vào năm 2006 cuối cùng cũng có thể giải đáp. Vào thời điểm nó được phát hiện, siêu tân tinh SN 2006gy là hành tinh sáng nhất mà con người có thể nhìn thấy. Kể từ đó các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu siêu tân tinh này.

Ngay từ đầu, SN 2006gy rất kỳ lạ vì có ánh sáng mạnh tỏa ra rất nhiều năng lượng, hơn gấp 100 lần so với một siêu tân tinh bình thường, theo lời của ông Jerkstrand tại Viện Vật lý Thiên văn Max Planck (Đức). Sau đó, khi một nhóm các nhà nghiên cứu kiểm tra ánh sáng của siêu tân tinh, họ còn phát hiện phản vật chất cũng có sự ảnh hưởng. Quang phổ ánh sáng từ vụ nổ chưa từng thấy trước đây trong bất kỳ siêu tân tinh nào, cho thấy sự hiện diện của một số chất không xác định.

Bằng cách xem xét các danh sách mở rộng về cách các nguyên tử khác nhau phát ra ánh sáng, Jerkstrand và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng vụ nổ phải chứa rất nhiều sắt với khối lượng ít nhất là một phần ba so với Mặt Trời. Các loại siêu tân tinh phổ biến nhất không tạo ra nhiều sắt như vậy, nên các nhà nghiên cứu đã thực hiện một loạt mô phỏng cố gắng kết hợp sự xuất hiện của SN 2006gy với các vụ nổ hiếm.

Siêu tân tinh sáng chói phá hủy đám mây khí khổng lồ
Siêu tân tinh SN 2006gy bùng nổ và phát ra ánh sáng cực mạnh. (Ảnh: NASA /CXC/M.Weiss).

Loại siêu tân tinh tạo ra đủ sắt được gọi là loại Ia, nhưng loại này thường mờ hơn 100 lần so với SN 2006gy. Cách mà các nhà nghiên cứu tạo ra siêu tân tinh loại Ia sáng hơn 100 lần là cho nó đâm vào đám mây vật chất khi bắt đầu phát nổ, chuyển động năng của vụ nổ thành ánh sáng.

Kịch bản mà Jerkstrand và nhóm của ông phát hiện ra rằng SN 2006gy bắt đầu bằng một cặp ngôi sao quay quanh nhau trong một đám mây khí chung. Khi chúng xoắn về phía nhau, khí được thổi ra, tạo ra một đám mây xung quanh các ngôi sao. Khi chúng va chạm sẽ nổ tung và vụ nổ xuyên qua đám mây đó tạo ra một vụ nổ ánh sáng.

"Hiểu các biến thể lạ như thế này sẽ giúp chúng ta tìm ra các loại siêu tân tinh khác", Jerkstrand nói. Siêu tân tinh loại Ia cũng được sử dụng để đo lường sự giãn nở của vũ trụ, hiểu cách thức siêu tân tinh Ia phát nổ cũng thực sự quan trọng đối với các ứng dụng vũ trụ học, ông nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sửng sốt những câu chuyện bất ngờ trước vụ nổ Big Bang

Sửng sốt những câu chuyện bất ngờ trước vụ nổ Big Bang

Vụ nổ Big Bang diễn ra cách đây khoảng 13,8 tỷ năm trước, nhưng vũ trụ có diện mạo như thế nào trước Big Bang? Có thể là trước vụ nổ Big Bang, vũ trụ là một khối kéo dài vô tận của một vật chất...

Đăng ngày: 29/01/2020
Trung Quốc rục rịch phóng tàu thăm dò Sao Hỏa vào tháng 7 tới

Trung Quốc rục rịch phóng tàu thăm dò Sao Hỏa vào tháng 7 tới

Trung Quốc dự kiến sẽ khởi động sứ mệnh thám hiểm Sao Hỏa với việc phóng tàu thăm dò hành tinh Đỏ đầu tiên vào tháng 7 năm nay.

Đăng ngày: 29/01/2020
Dùng tiếng vang bức xạ tia X lập bản đồ hố đen vũ trụ

Dùng tiếng vang bức xạ tia X lập bản đồ hố đen vũ trụ

Tiếng vang bức xạ tia X giúp xác định các đặc tính vật chất bị hố đen nuốt chửng, môi trường khí xung quanh hố đen...

Đăng ngày: 24/01/2020
Một trong những hiện tượng thú vị của Mặt Trời vừa được làm sáng tỏ

Một trong những hiện tượng thú vị của Mặt Trời vừa được làm sáng tỏ

Các nhà khoa học lần đầu tiên công bố hình ảnh ghi lại hiện tượng ngọn lửa Mặt Trời (solar flare).

Đăng ngày: 21/01/2020
Vật chất cấu tạo nên Trái đất có nguồn gốc từ bụi sao đỏ khổng lồ

Vật chất cấu tạo nên Trái đất có nguồn gốc từ bụi sao đỏ khổng lồ

Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH) cho rằng một phần vật chất cấu tạo nên Trái đất có nguồn gốc từ các sao đỏ khổng lồ. Họ cũng biết được tại sao Trái đất chứa nhiều bụi sao hơn các tiểu hành tinh hay sao Hỏa – những thiên thể ở xa Mặt trời hơn.

Đăng ngày: 21/01/2020
SpaceX thử nghiệm tàu con thoi Crew Dragon có tới 8 động cơ

SpaceX thử nghiệm tàu con thoi Crew Dragon có tới 8 động cơ

Ngày 18-1 (giờ địa phương), Tập đoàn SpaceX sẽ phóng thử nghiệm tàu con thoi Crew Dragon không chở theo người. Nếu mọi việc suôn sẻ, cơ hội làm ăn sẽ mở ra cho SpaceX.

Đăng ngày: 20/01/2020
Phát hiện siêu Trái Đất rất gần hệ Mặt Trời

Phát hiện siêu Trái Đất rất gần hệ Mặt Trời

Các nhà thiên văn học tìm thấy ngoại hành tinh Proxima c quay xung quanh ngôi sao lùn đỏ Proxima Centauri, cách Trái Đất chỉ 4,2 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 20/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News